
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


nói về đăc sản món ăn truyền thống , danh lam thắng cảnh nổi tiếng , kể về truyền thuyết , nguồn gốc con ng việt

DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.
Đề bài: Làm dàn ý kể lại một chuyến tham quan hay du lịch mà em có dịp tham dự.
DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
+ Thăm thác Prenn.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
Đà Lạt mộng mơ với rừng thông, thác Prenn
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.

Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó, cô bé mới hối hận và khóc lóc.

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo.
Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. "Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời" - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Tuổi thơ tôi gói gọn trong những đêm đông giá lạnh, khi mùa đông về, làn gió rét mướt thổi qua từng khe cửa, luồn lách vào căn phòng nhỏ bé, khiến cho từng hơi thở của đêm đen trở nên thật nặng nề và buồn hơn. Lửa bập bùng trong bếp, là điểm sáng duy nhất trong không gian tĩnh lặng, khói bếp tỏa lên từ những nồi canh nóng hổi, làn hơi ấm áp bốc lên quanh tôi, nhưng cái lạnh ngoài kia vẫn bám riết trong tâm hồn không lối thoát. Những đêm ấy, bà ngồi bên ánh lửa chập chờn, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích, lời bà nhẹ nhàng, chậm rãi như muốn xua tan đi sự tịch mịch của mùa đông. Đối với tôi lúc này, cả thế giới dường như thu nhỏ lại bên bếp lửa ấm áp, và tôi lại rúc mình trong lòng bà, nghe bà kể chuyện.
Ngoại tôi là một người phụ nữ với mái tóc bạc phơ và đôi tay chai sần theo năm tháng, là cả bầu trời tuổi thơ của tôi. Ngoại thường kể những câu chuyện cổ tích, giọng bà trầm ấm, chậm rãi, tựa như lời ru kéo tôi vào giấc mơ diệu kỳ. “Ngày xửa ngày xưa...” – khi câu mở đầu ấy được cất lên, tôi như lạc vào một thế giới nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác, lòng nhân hậu được đền đáp xứng đáng. Những nhân vật như Thạch Sanh, cô Tấm hay cậu bé thông minh bước ra từ lời kể của ngoại, sống động đến mức tôi có cảm giác như chính mình đang đồng hành cùng họ qua những thử thách cam go. Có lần, nghe xong một câu chuyện, tôi tò mò hỏi:
-Ngoại ơi, sao người tốt lại khổ thế?
Ngoại mỉm cười, vuốt tóc tôi:
-Vì ông Trời đang thử lòng họ đấy. Qua khó khăn, mình mới biết trân trọng những điều tốt đẹp nhất, cháu ạ!
Lúc ấy, tôi không thể hiểu hết được ý nghĩa những lời ngoại nói, nhưng vòng tay bà đủ làm tôi thấy an yên. Bà ngồi đó, kể cho tôi nghe những câu chuyện không chỉ để tôi say mê, mà còn để dạy tôi bài học về lòng nhân ái, sự kiên trì và biết trân quý hạnh phúc trong cuộc đời.
Thế nhưng, thời gian không ngừng trôi. Mỗi khi Tết đến, tôi lại vừa háo hức vừa lo âu. Háo hức vì được trở về bên bà, quây quần bên mâm cỗ ngày xuân, nhưng cũng lo lắng vì Tết lại làm ngoại già đi thêm một tuổi. Tôi sợ thời gian sẽ lấy đi ngoại của tôi, lấy đi những đêm bà kể chuyện, những ngày bà dẫn tôi ra chợ Tết, mua cành đào, chậu quất để trang hoàng nhà cửa. Tôi nhớ những mùa Tết bên bà, khi cả không gian như ngập tràn hương vị của ngày xuân. Những cành đào hồng thắm, những chậu quất trĩu quả vàng tươi làm sáng bừng góc sân nhà. Bà, với dáng người nhỏ nhắn nhưng đôi bàn tay luôn thoăn thoắt, bận rộn gói bánh chưng, nấu nồi nước lá mùi để cả nhà rửa mặt ngày đầu năm. Tôi còn nhớ như in hương thơm thoang thoảng của lá dong, nếp mới hòa quyện với mùi khói bếp, tất cả như một phần không thể thiếu của tuổi thơ tôi.
Ngày Tết bên bà không chỉ là những món ăn ngon, mà còn là những khoảnh khắc đầy yêu thương. Tôi theo bà ra chợ xuân, nơi bà cẩn thận chọn từng nhành hoa, từng cành đào. Bà bảo, hoa đào là linh hồn của ngày Tết, và mỗi bông hoa nở rộ như một lời chúc an lành. Tôi hay líu ríu bên bà, đôi khi tò mò hỏi về những phong tục, tập quán mà bà luôn nhẫn nại giải thích.
Tôi thích nhất là khoảnh khắc giao thừa. Cả nhà quây quần bên nhau, còn bà thì luôn dành vài phút để thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, khẽ thì thầm lời cầu nguyện cho một năm mới bình an. Lúc ấy, tôi thường nắm lấy bàn tay bà, bàn tay đã chai sần qua năm tháng nhưng vẫn luôn ấm áp.
Thế nhưng, Tết mỗi năm lại khiến tôi thêm lo sợ. Tôi lo rằng thời gian tàn nhẫn sẽ làm bà yếu hơn, chậm chạp hơn. Những nếp nhăn trên gương mặt bà ngày một rõ nét, đôi mắt mờ dần theo năm tháng. Tôi sợ một ngày nào đó, giọng kể ấm áp của bà sẽ chỉ còn là ký ức. Tôi nhớ những lần bà xoa đầu tôi và bảo:
-Mỗi năm qua đi là thêm một lần chúng ta được ở bên nhau, con à. Vì thế, hãy luôn trân trọng những phút giây hiện tại.
Những lời nói ấy khiến tôi thấm thía hơn bao giờ hết. Mỗi mùa Tết, tôi đều tự nhủ phải yêu thương bà nhiều hơn, phải ghi nhớ từng câu chuyện bà kể, từng món ăn bà nấu, từng ánh mắt, nụ cười của bà. Đó không chỉ là ký ức, mà còn là những kho báu quý giá của cuộc đời tôi.
Thời gian không chờ đợi ai, nhưng tình yêu thương mà bà dành cho tôi sẽ mãi là ánh sáng sưởi ấm tâm hồn tôi, như ngọn lửa bập bùng trong những đêm đông năm xưa. Tôi chỉ mong mỗi năm Tết đến, tôi vẫn được trở về bên bà, nghe bà kể chuyện, và cảm nhận trọn vẹn tình thương từ vòng tay ấm áp ấy.
Còn điều gì chưa nói? Có lẽ đó là lời cảm ơn sâu sắc mà tôi chưa kịp nói với bà – cảm ơn bà đã luôn là người chở che, đã luôn yêu thương tôi vô điều kiện, và đã dạy tôi những bài học quý giá về cuộc sống. Mỗi năm trôi qua, tôi càng hiểu rằng, những gì bà trao tặng tôi không chỉ là những câu chuyện cổ tích mà còn là sự thật giản dị của lòng nhân ái, tình yêu thương và sự sẻ chia. Và tôi sẽ luôn trân trọng từng giây phút bên bà, không chỉ trong những mùa Tết, mà trong suốt cả cuộc đời.
=> đây là bài dự thi '' còn điều gì chưa nói "của mk , bn tham khảo nhé ^^
chúc bạn học tốt
tk cho mk