K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT "20/11"

Có ai đó đã nói, nghề dạy học như nghề chèo đò đưa khách sang sông. Và người ta ví von, mỗi thầy, cô giáo như những người lái đò cần mẫn chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Năm tháng đằng đẵng trôi, người lái đò vẫn mãi lặng thầm lái những con đò tri thức ấy, bỏ quên nỗi nhọc nhằn, những giọt mồ hôi đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Mặc cho cuộc sống bận rộn, con đò ấy cứ thế ngày lại ngày chở khách sang sông . Những tia nắng cuối chiều như cố níu kéo ngày dài khi hoàng hôn đang dần buông xuống. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng rồi ngồi một mình mà mỉm cười nhìn đàn con thơ tung cánh bay xa. Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi vì bụi phấn. Nhưng thử hỏi liệu có còn ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?

Thầy cô – những người lái đò thầm lặng, những tấm gương cao đẹp với nhân cách mẫu mực, yêu trẻ, tận hiếu với nghề. Trong truyện Người thầy đầu tiên, với tấm lòng hi sinh vô bờ bến cho học trò, người thầy Đuysen đã thắp lên

ngọn lửa của ý chí, nghị lực vươn lên trên hoàn cảnh cho các em học trò để khẳng định chính mình. Thầy đã mở lớp, đã tự lấy rơm rạ lót nền, lấy củi nhóm lên sưởi ấm cho các trò trong mùa đông giá lạnh. Ai đó đã từng nói rằng: “Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. Ở đó, nhân cách của người thầy chính là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức hay một sự khen thưởng, trách phạt nào khác. Vâng, cũng có một ánh dương xuất hiện trong cuộc sống đời thường, cũng có một người như bao người bình dị khác nhưng khiến tôi rất ngưỡng mộ bởi sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Ánh dương ấy đã thắp sáng ước mơ của bao nhiêu thế hệ học trò, truyền cảm hứng cùng ý chí, nghị lực để vươn lên nghịch cảnh. Đó chính là cô giáo T.T.T.M– cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.

Sinh ra trong một gia đình nhà giáo, bố và mẹ đều là giáo viên, cô đến với trường THCS & THPT CT như một định mệnh. Đã một thời áo trắng gắn bó bên ngôi trường này, vì yêu nghề, yêu các học sinh, yêu đồng nghiệp hay yêu từng hàng cây, ghế đá, yêu cả mái trường THPT, chín năm sau cô đã quay lại với tư cách là một nhà giáo. Đã mười lăm năm kể từ khi công tác tại ngôi trường này, cô mới có dịp trở lại với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm. Thật vậy đấy, những người có thể gặp gỡ nhau trong kiếp này chính là mối nhân duyên tu từ nhiều kiếp trước. Những người thành công trong cuộc sống xét cho cùng cũng chẳng thể chạy khỏi chữ “duyên”. Có ai đó đã đúng khi nói rằng: “Công việc đôi khi là cái duyên” hay “Nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”. Và có lẽ cách mà cô đến với nghề cũng vì một chữ “duyên” trời định , rồi được làm việc với lớp 10A1 chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nói về duyên số, chúng tôi cũng đã nhiều lần nghe cô kể: Cô viết văn từ năm lớp năm và duy trì lên đến cấp hai thì đạt giải tỉnh, rồi lên đến cấp ba vì muốn đến Huế nên đăng kí thi chuyên Toán và sau đó đậu vào khóa chuyên Toán – Tin của Đại học Khoa học Huế. Có lẽ tất cả những ngã rẽ, sự thay đổi trong cuộc đời của mỗi con người đều cũng nhờ hai chữ “hữu duyên”. Và đôi khi, trong cuộc sống này cũng cần một chữ duyên như thế.

Mỗi thầy cô đều có nét đặc biệt gợi nhớ riêng: có thầy nghiêm nghị, có cô vui tính, dễ gần… nhưng tất cả trên hết là tình yêu thương của thầy cô dành cho những đứa con thân yêu của mình. Đó là cảm xúc ngập tràn niềm vui khi thấy học sinh mình chăm ngoan, học giỏi, chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành. Hay cũng là khi cô buồn phiền, trăn trở khi học sinh chưa ngoan, khi trả bài học sinh bị điểm kém, khi bài giảng chưa hay, khi công việc chưa hoàn thành... Niềm vui của cô luôn đong đầy trong ánh mắt, và hơn thế nữa đó là niềm tự hào, là động lực cho cô tiếp tục sự nghiệp trồng người, tiếp tục công việc cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo này.

Có một câu nói nổi tiếng: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”. Thật vậy, hạnh phúc của người thầy không phải là những gì lớn lao mà từ chính từ những điều giản đơn trong cuộc sống . Dù đơn sơ, mộc mạc, thậm chí lạc lõng giữa thời hiện đại này nhưng không phải ai cũng dễ gì có được. Muốn như thế, người thầy phải biết quan sát và lắng nghe, chỉ sự tinh tế mới có thể nhận thấy được sự lớn lên cũng như sự phát triển của cả một thế hệ. Cô cũng như người trồng cây, nhờ sớm hôm chăm chút cho cái cây non của mình mà hình thành nên tình cảm gắn bó, rồi vui mừng khi thấy nó đơm hoa, kết quả. Thế đấy các bạn ạ! Người trồng cây phải thức khuya dậy sớm, bắt sâu tỉa lá, che gió chắn sương, chăm chút từng chút một mới gắn bó thiết tha, mới có được niềm hạnh phúc khi thấy cái cây đó lớn lên, vững chãi giữa đời. Và từ những cái cây chắc khỏe đó, những hạt giống tốt lại được nhân lên…Có những lúc, sự ngây ngô, cứng đầu của chúng tôi đã làm cô buồn nhưng lớn hơn tất cả đó chính là sự bao dung của một người mẹ hiền từ dành cho những đứa con thân yêu của mình. Cũng có những khi, lời phàn nàn của đồng nghiệp về việc lớp chưa ngoan cũng làm cô có chút phiền lòng, rồi giờ sinh hoạt, mười lăm phút đầu giờ nào cũng bị phê bình, nhắc nhở. Thật tệ , dù bị phê bình hay khiển trách thế nào “lũ quỷ” 10A1 cũng đều rất vui vẻ, xem chuyện đó dường như không liên quan tới mình kể cả những tiết bị phê vào giờ Khá. Những lúc như vậy, cô chỉ im lặng và không nói gì, một sự im lặng làm tôi lo lắng. Nhưng có lẽ, đằng sau sự im lặng đó chất chứa bao nỗi niềm giấu kín bấy lâu. Thật sự, những tâm tư, tình cảm ấy là học sinh có mấy ai mà hiểu được ?

Nhanh thật đấy ! Nhìn những cơn mưa đầu mùa hạ ồ ạt đổ xuống, giật mình tôi mới chợt nhận ra một năm học đã kết thúc thật rồi. Mới tiếng trống trường năm hôm nao thế mà giờ đây, chúng ta mỉm lại cười khi nhớ về nhứng kỉ niệm ngày ấy. Nhớ cái tinh nghịch, ngây ngô, hồn nhiên đến đáng yêu của tuổi học trò. Nhớ nhất là những trò chơi chẳng giống ai, viết lên giấy những dòng chữ: "Tao bị điên", "Hãy đánh tao đi", "Tao là chó" , có bạn nào là nạn nhân của trò này chưa? Cảm giác bị mọi người cười mà không biết lý do vì sao chắc "ức chế" lắm đấy nhỉ ? Hay là những hôm nhân lúc cô giáo chưa vào lớp, chúng nó lại định lừa lũ bạn là cô ốm, được nghỉ. Để đến khi cả lớp mừng rỡ hò hét xách cặp ra về thì cô giáo đứng ngay trước cửa rồi. Thế rồi tên "lừa đảo" đã bị cả lớp trừng trị thẳng tay và cho một trận nhớ đời. Nhớ những cơn mưa rả rích ngoài cửa sổ khiến ta lãng đãng nhìn theo từng sợi nước chảy dài mà quên mình đang trong giờ học, mãi đến khi đứa bạn ngồi bên vỗ vai đau điếng thì tâm hồn mới rơi xuống mặt đất. Những cảm xúc trong trẻo ấy được thầy cô gán cho hai từ “ tinh nghịch”, nhưng đối với cô đó là cái nghịch ngợm đáng yêu của tuổi mới lớn. Đi học trễ, ăn vụng, ngủ gật trong lớp, “quyển sổ ghi tội” của thiên thần lớp trưởng nghiêm khắc, những xích mích, mâu thuẫn, những thú vui livestream, chụp hình… khi xảy ra một sự việc “chấn động” nào đó, hay đặc biệt là thức uống không thể thiếu cho lứa tuổi học trò như trà sữa “chân trâu”… Tất cả đều sẽ là kỉ niệm, kỉ niệm đáng nhớ không bao giờ quên.

Đúng như người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Giờ đây, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy. Sự nghịch ngợm của tuổi học trò dường như không có giới hạn và hình như nó sáng tạo theo từng lứa, từng hoàn cảnh khác nhau. Tôi còn nhớ rất rõ tiết thao giảng đầu tiên môn Công nghệ, hôm đó có rất nhiều giáo viên đến có cả Ban giám hiệu. Sau tiết học đó đã thầy PHT nhà trường phê bình về thái độ học tập và mất trật tự trong lớp. Thế là hôm sau cả lớp phải đi học bù. Thay mặt giáo viên chủ nhiệm, cô giáo bộ môn nhắc nhở lớp tôi “Mỗi bạn phải có tinh thần tự quản thì lớp mới tiến bộ lên được”. Có quan tâm cô mới dành hẳn cả một buổi để nói như vậy, thế mà chúng nó có chịu nghe đâu, cứ vẫn chứng nào tật ấy. Mà cũng phải thôi, những lời chê bai về lớp có phải lần đầu chúng tôi mới nghe đâu. Lớp tôi nghịch ngợm, phá phách, nhưng chúng là những đứa sống tình nghĩa, hồn nhiên, trong sáng đúng với lứa tuổi học trò. Mỗi đứa tự đặt cho nhau một cái tên, rồi đằng sau những cái tên ấy là những câu chuyện giở khóc giở cười. Nào là thiên thần lớp trưởng, đạt IQ vô cực, Duy mỡ, Long gà…Buồn cười thật. Tinh nghịch, quậy phá vậy nhưng chúng tôi luôn dành những tình cảm đặc biệt, đáng yêu, vô tư dành cho những thầy cô của mình. Chúng tôi gọi cô với nhứng cái tên thân thương là mẹ, rồi cứ thế ngày nào cũng lẽo đẽo theo sau “mẹ”. Bao nhiêu năm trôi qua, những dấu vết của thời gian đã hằn sâu trên đôi mắt mẹ, là bao khó khăn lo toan cho cuộc sống vẹn tròn để có thể dành nhiều thời gian nhất cho đám học trò.

Thật sự, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc, đặc biệt là trong việc thi cử. Tụi trong lớp cứ dặn khéo: “Cô ơi, cô coi dễ dễ nghe cô, kì ni em rớt thiệt rồi”, đứa thì bảo: “Cô coi dễ lại kẻo họ ném đá nghe cô”. Cô cười vui vẻ rồi nói rằng: “ Lương tâm không cho phép”. Có lần, cô từng kể, hồi mới ra trường, cô đen lắm, đen hơn bây giờ nhiều. Mà cũng chẳng có gì lạ, ngày nào cũng chạy hai mươi, ba mươi cây lên về, đen cũng phải thôi. Ngày ấy ra trường không hiểu sao kì coi thi đầu tiên sở lại điều đúng về trường mình. Ngay sau ngày coi thi đầu tiên, cô bị cả nhà chồng, bị làng xóm trách móc là dâu con của làng mà coi thi ghê quá. Bạn bè điện, hàng xóm trách móc khiến cô cũng có gì đó lo sợ, cảm thấy khổ vì áp lực nhiều phía. Cứ trước kì thi là mấy đứa trong lớp vẫn nói vui với cô là né né cái phòng của chúng nó ra. Cũng buồn, cũng tủi thân lắm nhưng biết sao được có làm như vậy thì chúng tôi mới chịu học hành. Sau kì thi, Diễm nhí nhảnh bảo: “ Ri là em tạch rồi cô, không biết được năm điểm không nữa”, “ Răng cô coi ghê rứa”. Mặc cho những lời phàn nàn, kể lể cô nhẹ nhàng khuyên rồi lớn lên các em sẽ hiểu. Có thể những lời nói đó của cô bây giờ chúng tôi chưa thể hiểu nhiều lắm nhưng chắc chắn cô có lí do của mình. Đã có nhiều lúc cô cũng thấy thương lũ học trò khi đọc những dòng tâm sự về việc chuyển lớp. “Giá như ban đầu mình chưa từng vào lớp này thì chắc bây giờ sẽ không phải hối tiếc về những ngày tháng còn gắn bó bên nhau. Chỉ biết mỗi ngày còn lại sẽ là một kỉ niệm thật đáng nhớ sau này.”

Thật sự, chỉ có người mẹ hiền như cô mới có thể hiểu và thương học sinh mình như thế thôi. Dẫu biết cuộc đời này không tồn tại hai chữ “ giá như”, và “ nếu như” mà thay vào đó là hai chữ "nguyên nhân" và "kết quả” nhưng cũng muốn một lần đứng lên mà nói rằng: giá như cuộc sống này luôn tồn tại hai chữ yêu thương.

Tuy trong học hành cô nghiêm khắc thế thôi nhưng trong giao tiếp hằng ngày, cô vẫn rất thân thiện và biết quan tâm đến học sinh. Khi học sinh bị ốm, cô sẽ tận tình hỏi thăm, biết tin bố mẹ mấy đứa trong lớp bị bệnh, cô nói sao không báo cô để mấy bác hội phụ huynh đi thăm. Tận tình là vậy đấy, nên dù cô có nghiêm khắc thế nào, học sinh ai cũng yêu mến cô.

Nhà giáo dục William Arthur đã nói: “Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng”. Và cô chính là giáo viên vĩ đại đó. Cô không chỉ truyền cho chúng tôi cảm hứng với bộ môn Toán học mà cô còn gửi gắm cho chúng tôi ba chữ Nghị lực sống. Cô từng kể: “Tôi từng lê lết hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để tìm cơ may cho mình. Từ Huế lết vào tận Sài Gòn rồi vô Tiền Giang, từ Đà Nẵng lết lên tận núi Quãng Ngãi. Từ Hà Nội lết lên tận Ba Vì, Từ bệnh viện tây y đến Y học cổ truyền. Cái cảm giác vào viện thì còn cà nhắc mà đi nhưng ra viện lại phải ngồi xe lăn cho ba đẩy hắn đau khổ ghê gớm lắm. Đêm đêm thường lay người bên cạnh mà nói một câu duy nhất : "Anh, em không ổn rồi". Người bên cạnh nói "Không được, em mà liệt là anh sẽ lấy vợ khác rồi nằm đó mà ngó". Vậy là không được, phải khỏe mạnh để vì người bên cạnh, vì mình.” Những lời tâm sự thật tự đáy lòng không phải ai cũng hiểu được. Cái cảm giác đau đớn, khổ sở trong từng câu nói đã tiếp thêm cho cô động lực vươn lên tất cả. Cô đã bị bệnh nặng với đôi chân đau không thể đi lại bình thường. Cảm giác chuyển từ bệnh viện tư đến bệnh viện công, từ bác sĩ miền xuôi đến miền ngược nhưng không hề kêu ca, phàn nàn mà vẫn cứ lạc quan như thường khiến cho những người xung quanh không biết mình đau. Trong suốt mười năm trời, bằng ý chí, nghị lực của mình, cô chưa bao giờ đi vào viện lần nào nữa hay cũng chưa bao giờ bỏ một buổi đến trường nào. Mọi sự cố gắng dường như đều che lấp hết những cơn đau của căn bệnh ngày ấy. Thử hỏi nếu không bằng nghị lực và tình yêu với nghề, liệu cô còn đứng vững trên bục giảng để cầm viên phấn trắng đem hết sức trẻ của mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước? Có lần chứng kiến nhiều bạn trẻ vì suy nghĩ nông nổi, suy sụp, trầm cảm hay áp lực học hành mà dẫn tới những hành động thương tâm xảy ra cô lại lo cho lớp tôi. Từ cô giáo dạy toán, nhưng vì sợ học sinh mình mắc phải sai lầm ấy cô đã trở thành cô giáo dạy văn khi nào chẳng hay. Cô ngậm ngùi “ Tiếc cho những trái tim đang còn đầy nhựa, tiếc những đôi môi còn chưa được nồng cháy, tiếc những đôi chân khỏe mạnh chưa được đi qua những miền đất đẹp, tiếc những đôi tay chưa làm được điều mình thích, tiếc…”. Người ta vì một chút yếu lòng mà có thể hủy hoại cả cuộc sống đang còn tươi đẹp, vì một phút lỡ dại mà chấp nhận kết thúc một cuộc đời. Với một con người đã nếm hết tất cả những vị cay đắng ngọt bùi của cuộc đời mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của cuộc sống này.

Chiều nay, hay tin cô nhập viện, cả lớp dáo dác nhìn nhau. “ Xin lỗi mấy đứa cô đi viện rồi, bữa giờ cố gắng, bây giờ đau quá, muốn ráng đến tổng kết mà không ráng được. Chắc hôm tổng kết cô không về được, mấy đứa muốn gì cô gửi cho. Vắng cô nhưng mọi việc vẫn diễn ra bình thường nhé!” – Cô thầm thì trong tiếng nói yếu ớt. Nằm viện, cô cũng chẳng thể nào nghỉ ngơi khi tâm trí cứ đoái hoài đến những đứa trẻ ở nhà mong mẹ sớm hôm. “Mấy ngày này, thấy tụi nó cũng quan tâm tới bệnh tình của cô hơn. Đứa hỏi: Cô đau chi? Cô đỡ hơn chưa? Đứa thì bảo: Cô nằm dãy nhà mô rứa? Khi mô cô về? Có lẽ, dù nhận được những câu hỏi dù nhỏ nhặt thế thôi nhưng cũng đủ cho tâm hồn ấm lại, cũng thấy phần nào an ủi trong lúc đang chịu sự đau khổ của bệnh tật.

Với cô, trường học và bệnh viện là hai nơi mà hàng ngày cô phải lui tới như lịch trình đã định sẵn. Lúc trước, ngày ngày đi mấy chục cây số tới trường, rồi đôi khi không có tiết nhưng cũng phải đi, sợ mấy đứa lại phá rồi bị mấy thầy cô mắng. Với cô, thời gian trên lớp mặc dù một chút mà vui. Cực nhọc là vậy đấy nhưng cũng chẳng ai hiểu, thậm chí tụi nó còn phá hơn mặc cho cô lao lực, suốt ngày lo toan về bốn mươi hai đứa con của mình . Khó khăn đi kèm vất vả. Chúng không những không ngăn trở mà còn là động lực để cô trau dồi chuyên môn cũng như năng lực quản lí của mình. Và một điều đáng ghi nhận ở cô là luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Nói đến công tác làm chủ nhiệm, hẳn là một công việc khó khăn, nhưng dù ở cương vị nào cô vẫn luôn hoàn thành tốt công việc dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có những lúc nhìn vẻ bề ngoài tươi cười, vui vẻ khiến các đồng nghiệp đôi khi quên rằng cô đang bị bệnh. Và hình như cô cũng muốn như thế. Vậy nên cô chưa bao giờ than phiền hay nói với bất cứ ai về căn bệnh của mình, không nói tôi không làm được việc này, việc kia. Cứ thế mà âm thầm chịu đựng. Cũng đã có những lúc vì ốm đau đến kiệt quệ, không còn có thể chịu đựng được nữa, cô vẫn cố vươn lên với một ý chí kiên cường vì cô biết nếu mình bỏ cuộc một lần, mình sẽ không thể nào đứng lên được nữa. Quả thật, cuộc đời con người không thể thuận buồm xuôi gió mãi, có thành công, cũng sẽ có thất bại; có niềm vui, cũng sẽ có nỗi buồn, có niềm hạnh phúc dâng lên cao thì có sự đớn đau đến tuyệt vọng. Nếu chúng ta quá để tâm đến những bấp bênh trong cuộc sống , chúng ta vĩnh viễn không thể có được niềm vui. Bởi vì thế giới này muôn hình muôn vẻ, có người hưởng cuộc sống vui vẻ, an nhàn nhưng lại có người sống trong cô đơn và đau đớn khôn cùng. Hãy tin rằng sự hi sinh sẽ có sự đền đáp. Cô đã sống vì những người xung quanh mình, sống để không trở thành gánh nặng cho những người mình yêu thương nhất. Tôi thiết nghĩ mỗi người chỉ sống có một lần, nhưng nếu sống tốt, sống thật với lương tâm và ý nghĩa, thì một lần đó thôi cũng là đủ để ta cảm thấy mãn nguyện, vui lòng. Cô tâm sự với chúng tôi rằng: “ Đời người cũng giống một cái cây, dù cây to hay nhỏ, dù khỏe mạnh hay bị sâu đục thân thì cũng nên xanh hết mình có thể.” Có ai tin rằng lời nói ấy là của một con người đang nằm trên giường bệnh? Chính những câu nói đó, suy nghĩ đó là liều thuốc tốt nhất giúp cô vượt lên, sống lạc quan với bệnh tật, sống có ích, sống xứng đáng với những gì mình nhận được và đặc biệt sống để truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho nhiều người trong đó có cả tôi.

Cuộc sống này luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ mà chúng ta khó có thể lường trước hết được. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, số phận của mỗi người là không giống nhau. Chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. "Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Bệnh tật cũng là một phép thử để con người ta biết được bản thân mình mạnh mẽ đến mức nào. Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn bản thân mình phải chịu nhiều bệnh tật và khổ đau. Dù không mong muốn như thế, nhưng bệnh tật khổ đau vẫn cứ đến. Trong bất kỳ hoàn cảnh, sự chọn lựa nào, hãy luôn mang theo hành trang của ý chí và niềm tin. Ta sẽ nhận ra phía sau những đắng cay và giọt nước mắt là niềm vui và hạnh phúc; sau những mây đen, bão tố là bầu trời rực sáng đế chúng ta đứng lên, bước tiếp, và đi đến tận cùng ước mơ và niềm đam mê cháy bỏng giống như câu nói này:

“Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống

Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.”

Trái ngược với vẻ mỏng manh, yếu đuối của người đang mắc bệnh, ánh mắt thân thiện và nụ cười của cô để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Vượt lên nỗi đau bệnh tật là niềm lạc quan, yêu đời, niềm đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, khi đối diện những sự thật phủ phàng, đôi khi len lỏi trong ta sự bi quan khó tả nhưng điều quan trọng là ta biết vượt qua thử thách đó thế nào. Với cô, công việc và gia đình luôn là niềm vui để quên đi nỗi bất hạnh mang theo. Cũng chính vì thế mà chúng tôi đã không khỏi khâm phục những ý chí, nghị lực của cô. Chúc cô luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống để vượt lên bệnh tật. Chúc cho nụ cười của cô mãi luôn tươi thắm - nụ cười tỏa sáng niềm tin sẽ giúp cô vượt qua những rào cản, tìm được giá trị đích thực của bản thân, vươn đến mục đích cao đẹp trong cuộc sống. Với ý chí, chúng ta sẽ học hỏi từ những thất bại đã qua, không nản lòng, chùn bước trước nghịch cảnh, không dẫm lên lối mòn của vết xe đỗ của chính mình .Với niềm tin, cô sẽ tìm thấy những điều hằng mong ước, cũng như tạo nên giá trị khác biệt và đúng nhất với chính bản thân mình. Dù có chông gai, trắc trở thế nào, hãy luôn trân trọng cuộc sống và chắc chắn một điều rằng những người yêu thương luôn ở bên bạn. Chúng em đã học được nghị lực sống ấy từ cô đó. Mong cô chóng lành bệnh.

Cuộc sống cần rất nhiều khoảng lặng để gọi tên. Sau những phút giây vội vã với cuộc mưu sinh, con người ta thích lắng lòng với những dòng suy tưởng. Giữa những bộn bề của cuộc sống này, ta quay cuồng trong vòng xoay bất tận ấy, mãi bị cuốn theo mà không thể dừng lại để rồi vô tình ta lại bắt gặp những khoảng lặng giữa dòng đời. Những khoảng lặng chẳng thành hình thành dạng, không cầm nắm được cũng không nhìn thấy được, cũng chẳng có màu sắc hay âm thanh. Đó là cái vô hình giữa hữu hình của thực tại. Phải chăng đó chỉ là những nốt trầm trong bản nhạc gọi tên “sắc màu” của cuộc sống ? Và trong vô vàn những khoảng lặng cuộc đời ấy, có những khoảng lặng chỉ của riêng thầy, riêng cô và của riêng học sinh. Nghề giáo viên cũng vậy, nghề của những khoảng lặng vô hình không đo đếm được. Đó chính là một góc nhỏ trong tâm sự nghề giáo về những cống hiến âm thầm, lặng lẽ. Đó là những hy sinh của những người lái đò tận tụy đưa những chuyến đò về bến cũ. Khoảng lặng ấy là hình bóng người thầy hằng đêm vẫn miệt mài bên trang giáo án, là lúc đứng trên bục giảng dùng hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi từng lời hay, lẽ phải, dạy cho chúng tôi những hành trang vững bước để bước vào đời. Đó còn là những sầu lo, trăn trở trong đêm, là những giọt nước mắt thất vọng, là những giọt mồ hôi giữa ngày hè nóng rát, là những đôi giày ướt giữa ngày mưa tầm tã. Và còn nhiều nữa những khoảng lặng như thế, những khoảng lặng cho ta lại thoáng nhìn về quá khứ, về những việc đã làm, là khoảng lặng để ta trải lòng mình trên trang giấy, vần thơ. Khoảng lặng đó dù nhỏ bé thôi, song không phải ai cũng hiểu được, nhưng quý giá biết bao tấm lòng thầy cô – những người mang trên vai sứ mệnh trồng người, những người thầy cô không quản khó nhọc, hết mình vì đàn con thân yêu.

Người viết : Trần Thị Thảo Di

Link tài khoản hoc24 của thí sinh: https://hoc24.vn/vip/thaodi365

Gmail hoặc Facebook liên hệ: tranthithaodiep@gmail.com

Thể loại đăng kí dự thi: Tản văn

2
10 tháng 11 2020

Ảnh

6 tháng 12 2020

bài này bạn đăng dài cần xem xét lại nhé

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời...
Đọc tiếp

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Câu 4: Anh/Chị thấy được gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên? Chỉ em với ạ 🥺

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

1
29 tháng 6 2017

Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

1
18 tháng 12 2019

1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình?

1
16 tháng 6 2018

HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

1
2 tháng 8 2017

- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...

- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...

- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...

- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).

Hiệu quả của các biện pháp tu từ:

- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.

- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

10 tháng 3 2022

- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” - Tác dụng biện pháp tu từ: + Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. + Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

1
8 tháng 10 2019

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được . Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công . Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

2
7 tháng 8 2019

Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].

31 tháng 3 2022

Năm giờ sáng, lúc ông trời còn đang ngủ, tôi dậy chuẩn bị ra bến xe. Trời tờ mờ sáng, xe lăn bánh tiến về phía Nam. Ngồi trên ô tô, cảnh vật bên đường như chạy qua mắt tôi. Nhìn cảnh đẹp mà lòng tôi cứ lâng lâng nghĩ về quê hương biết bao tươi đẹp của mình. Gần trưa, xe đến nơi. Tôi bước xuống xe, đi về phía làng Rạng bên bờ sông Lam xanh mát. Đường làng tôi! Đường làng tôi đây rồi! Con được mẹ đất quen thuộc vẫn như ngày nào, trải dài suốt hai bờ ruộng, bãi ngô về đến nhà, tôi chạy ào vào gọi bà. Bà đang cho gà ăn trước sân, vui mừng, xúc động khi nhìn thấy tôi. Bà múc nước giếng cho tôi rửa mặt. Dòng nước mát lạnh như xua hết bao mệt nhọc trên đường đi. Buổi chiều, tôi cùng ba mẹ ra thăm mộ ông trên đồi cao. Sau khi thắp hương cho ông, tôi quay ra hít thở khí trời. Đứng ở đây, tôi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh.

Xa xa, những ngọn núi trùng điệp thấp thoáng sau làn mây trắng mềm mại, nhẹ tênh như dải lụa. Từ chân núi phía xa trải đến chân đồi bên này là một cánh đồng lúa mênh mông. Lúa đang thì con gái, bông nặng trĩu, vàng ươm. Nắng nhạt phủ lên cánh đồng và những bãi ngô trù phú một lớp nắng nhẹ của buổi chiều. Bãi ngô non nở hoa nâu giản dị, râu ngô cũng nâu theo. Từng búp ngô non từ trong lá chui ra, tươi cười hớn hở, để lộ ra bao cái răng vàng loá. Từng đàn cò trắng thi nhau liệng xuống đồng làm duyên, rỉa lông rỉa cánh rồi lấy đà bay vút lên trời xanh. Nắng cũng kịp rác lên bờ sông Lam một chút nắng vàng hoc lấp lánh. Sông Lam mùa này nước xanh, trong vắt, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Cá uốn lượn mấy vòng dưới nước như vận động viên bơi lội, có con nhảy lên hụp xuống như nhảy múa thật vui. Dưới chân đồi, những cậu bé cô bé đang vui vẻ nô đùa, mặc cho đàn bò gặm cỏ no đó để rồi cuối buổi chiều, bọn trẻ dắt bò về nhà. Những con bò đã no căng bụng lững thững theo chủ về nhà. Nhìn ra xa một chút, hiện lên những ngôi nhà ngói gạch đỏ tươi. Đống rơm chất cao giữa sân vàng giòn, có thể cháy ngay tức khắc nếu có một ngọn lửa châm vào. Trên bờ tường rêu phủ kín xanh mượt, hòa vào đám lá mướp xanh ngát, làm nổi bật lên những bông hoa mướp vàng tươi nở xòe; từng nụ mướp chúm chím, e thẹn, khẽ nấp sau chiếc lá. Tôi đi xuống đồi. Đồi khá dốc, cào cào, châu chấu nhảy loạn xạ. Mặt Trời ngả bóng, hoàng hôn buông xuống phủ lên cảnh vật một màu đỏ bình yên. Bầu trời dần chuyển sang màu xanh tím. Buổi tối, sau khi ăn cơm, tôi đi thăm bà con làng xóm và kể cho bà nghe chuyện ở Thủ đô.

Ba ngày sau, tôi về Hà Nội. Lúc chia tay bà, tôi rơm rớm nước mắt. Bà ôm tôi, bàn tay gầy gò của bà khẽ xoa lên đầu tôi khiến tôi chẳng muốn rời xa bà, xa quê hương. Nhưng dù đi đâu tôi cũng không thể quên được hình ảnh bà và câu hát thân thương: Nước sông Lam vừa trong vừa mát. Đường đi chợ Rụng lắm cát dễ đi.

Tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát Mẫu 2

Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, gia đình em đã tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu trong vòng một tuần. Em rất phấn khởi vì từ lâu em đã ao ước được nhìn ngắm bãi biển xanh trong ấy.

Sáng, khoảng bốn năm giờ. Gia đình em lên xe và lên đường đến Vũng Tàu. Gần trưa xe mới tới nơi. Em bước xuống xe và đưa mắt quan sát. ôi! Em thốt lên. Ánh nắng hắt xuống biển làm mặt nước biển lóng lánh một cách rực rỡ. Nước biển trong suốt lộ ra cho em thấy bãi cát gợn đều rất lạ. Em chưa kịp ngắm hết quang cảnh ở đó thì phải phụ ba mẹ xách đồ đạc về phòng trọ.

Phòng trọ cũng rất tiện nghi. Nhưng điều làm em thích nhất là phòng trọ có một cửa sổ, mà đứng ở cửa sổ thì có thể nhìn thấy bãi biển. Sau khi ngủ một giấc lấy lại sức em thay đồ rồi chạy ra biển. Biển lúc này có một màu xanh đục. Nắng dịu trải dài trên bãi cát trắng. Chốc chốc lại có những cơn gió thoảng qua làm đung đưa những tàu dừa xanh mơn mởn.

Em bước từng bước trên bãi cát mịn và nóng xuống biển. Nước biển mát rượi làm em sảng khoái lạ thường. Lúc này trên bờ chỉ còn lác đác những du khách tham quan đang hối hả về cho kịp chuyến xe. Những con dã tràng nhanh chóng chạy về tổ. Nắng đã tắt hẳn, em phải trở về phòng với vẻ luyến tiếc.

Buổi tối, em đứng ở cửa sổ nhìn về phía bãi biển. Lúc này bãi biển chỉ toàn một màu đen, nhưng em có thể trông thấy những đợt sóng trắng xóa ập vào liếm lên bãi cát. Em có thể nghe thấy tiếng sóng rì rào như một bản tình ca dịu dàng đưa em vào giấc ngủ.

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết....
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

1
24 tháng 11 2019

Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.