Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài của mik ko đc hay cho lắm nên bn thông cảm nha, nhất là câu cuối cùng ở trong bài
Ngày xưa, có một chàng tiều phu rất hiền lành và thật thà. Một hôm, anh đang đốn củi thì không may lưỡi rìu bị văng xuống một dòng sông chảy xiết. Anh lo lắng không biết làm gì rồi ngồi khóc. Bỗng nhiên, một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên, cụ hỏi:
- Tại sao cháu lại khóc?
Chàng trai nức nở đáp:"Thưa cụ, cháu đang đốn củi thì bị văng lưỡi rìu xuống sông, mà cháu lại không biết bơi ạ!"
Cụ nói:
- Cháu đừng khóc nữa! Hãy để ta tìm lại lưỡi rìu cho cháu nhé!
Anh chàng tiều phu rất ngạc nhiên, anh không tin một cụ già lại có thể bơi còn anh thì không, nhưng cụ đã lặn xuống dòng sông từ lúc nào.
Lần thứ nhất, cụ tìm được một lưỡi rìu bằng vàng óng ánh, chàng trai dứt khoát nói:
- Thưa cụ! Đây không phải là lưỡi rìu của cháu ạ!
Cụ già động viên chàng trai và nói:
- Cháu đừng lo! Hãy để ta tìm lưỡi rìu cho cháu nhé!
Lần thứ hai, cụ tìm được một lưỡi rìu bằng bạc lấp lánh, cụ hỏi:
- Đây có phải là lưỡi rìu của cháu không?
Chàng trai dõng dạc nói:
- Thưa cụ! Đây không phải là lưỡi rìu của cháu, lưỡi rìu của cháu được làm bằng sắt ạ!
Lần thứ ba, cụ tìm được một lưỡi rìu bằng sắt cũ kĩ, cụ lại hỏi:
- Thế đây có phải là lưỡi rìu của cháu không?
Chàng trai mừng rỡ nói:
- Đây đúng là lưỡi rìu của cháu rồi!
Cháu cảm ơn cụ ạ!
Cụ nói:
- Không có gì đâu! Mà ta thấy cháu là một người trung thực, nên ta sẽ tặng cháu cả ba lưỡi rìu.
Chàng trai đáp:
- Cháu không nhận đâu ạ! Cháu chỉ lấy lại lưỡi rìu của cháu thôi ạ!
Cụ nói mãi chàng trai mới chịu nhận
Ngày xưa có một chàng tiều phu nghèo kiếm sống bằng đốn củi đem ik bán.Một ngày khi chàng đang lm công việc thường ngày của mk thì lưỡi rìu văng ra và rơi xuống sông,chàng trai ngồi bắt đầu khóc .R một ô tiên hiện lên hỏi chàng trai vì sao khóc r chàng trai kể lại sự việc cho ổng nghe,nghe xong ô ta xuống dưới sống r mang lên lần 1 là cây rìu vàng,r ko phải ô lm tiếp lại mang lên cây rìu bạc r lần cuối ổng đã mang đúng chiếc rìu của chgafng tiều phu.r ô khen chàng trai trung thực và tặng cko 2 lưỡi rìu vàng và bạc.chàng traicarm ơn ô lão r ra về
ko có time nên viết thế này thôi nhé =))
tham khảo
Tết đến, nhà nhà háo hức chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Dù đây là một ngày lễ cổ truyền từ ngàn năm nhưng mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Người miền Bắc thích bánh chưng vuông chằn chặn, thích hoa đào giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Còn người miền Nam chúng tôi luôn đón tết với những chiếc bánh tét và cũng không thể thiếu một cây hoa mai thật lộng lẫy.
tham khảo
Mùa xuân đó, không khí Tết làm nao lòng người, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Khắp nơi trong vườn, ngàn hoa khoe sắc thắm. Em và bố cùng chăm chút cho biểu tượng của ngày Tết - cây hoa mai được bố trồng trước sân nhà.
Nhật ký bắt đầu từ “tiếng con khóc òa, mắt mẹ lệ nhòa”
“Nhật ký của mẹ” không chỉ là một tác phẩm âm nhạc mà còn là một câu chuyện đầy xúc động về tình mẫu tử. Điều đặc biệt là câu chuyện đó chẳng dành cho riêng ai vì Nguyễn Văn Chung viết cho tất cả những người làm mẹ. Trên cõi đời này, “Mẹ” vẫn được xem là từ thiêng liêng nhất. Mẹ là bến đỗ yêu thương, là hình ảnh của những tháng ngày hy sinh cho con cái. Mẹ còn là biểu tượng của sự ấm áp, chở che. Trong câu chuyện của những người mẹ luôn có hình ảnh của đứa con thân yêu và trong những dòng nhật ký của mẹ, những đứa con cũng xuất hiện như nhân vật chính.
Niềm vui của con cũng là niềm vui của mẹ, nỗi buồn của con cũng là nỗi buồn của mẹ. Nguyễn Văn Chung dường như đã thay chính người mẹ của mình để viết lên những dòng nhạc ký xúc động lòng người. Nhật ký bắt đầu từ “tiếng con khóc òa, mắt mẹ lệ nhòa”, con khóc bởi ai sinh ra trên đời này cũng phải cất tiếng khóc, còn mẹ khóc vì niềm hạnh phúc, sung sướng không gì có thể diễn tả được khi chứng kiến đứa con “mang nặng đẻ đau” xuất hiện trên đời.
Niềm hạnh phúc đó cứ tiếp tục vỡ òa trong cảm xúc người phụ nữ khi lần đầu tiên người con gọi tiếng mẹ, những bước chân đầu tiên và cả những buổi học đầu tiên của con. Dường như hạnh phúc lớn nhất của người mẹ là có con bên cạnh, được đồng hành và sát cánh cùng con. Ngay cả khi người con biết yêu với nụ cười vu vơ, nụ hồng giấu trong ngăn bàn hay nỗi buồn từ một cuộc tình, người mẹ vẫn ở bên cạnh, dành trọn tình yêu thương cho con. Tình mẫu tử là vậy, tấm lòng người mẹ luôn ghi lại tất cả cảm xúc của người con. Và nhật ký của mẹ đâu có viết ra giấy, nhật ký của mẹ viết trong trái tim nồng ấm thiêng liêng của tình phụ tử không nói hết thành lời.
" Nhật kí của mẹ " - một bài hát chứa những nốt nhạc đong đầy tình thương bao la của tình mẫu tử ...
:D
Tả bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ:
Thể hiện được lên sự đoàn kết, yêu mái trường và đất nước, tình hữu nghị của dân tộc
1.vui mừng, phấn khởi, vui lòng , hài lòng, sung sướng, hân hoan, cao hứng, hạnh phúc, phấn khích, khoan khoái.
2. tứ bỏ dấu sắc vẫn là số 4
3. '' nguyên '' trong từ nguyên đán có nghĩa là đầu ,đầu tiên
4. tự làm nha
~~~ học tốt nha ~~~
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Bài 1:
1+2+3+4+5+5+6+7+8+9
=(1+9)+(2+8)+(3+7)+(4+6)+(5+5)
=10+10+10+10+10
=50
Bài 2:
3*2*2*2*10*10*10*10
=3*(2*3)*(10*4)
=3*6*40
=640
hok tốt (đúng chưa vậy)
a : về cây ăn quả mà em biết
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em
b : về con vật nuôi trong gia đình em
Gia đình em có nuôi một con cún rất khôn, và nó đã trở thành một "cảnh sát viên nhỏ tuổi" coi nhà rất giỏi. Hôm ấy cả nhà em đi ngủ. Trời tối đen như mực. Cún con nằm bên ngoài cửa để canh gác. Bỗng cả nhà choàng tỉnh giấc vì tiếng sủa liên hồi. Em lắng tai nghe, hình như lẫn trong tiếng chó sủa là tiếng vịt kêu. Bố em liền cầm đèn pin mở cửa ra ngoài xem sao. Em ở trong nhà hơi sợ nhưng vì tò mò nên cũng đứng ở cửa căng mắt nhìn ra. Nhưng chuồng vịt ở tít gần bờ ao nên em không nhìn thấy gì. Bỗng em nghe tiếng mẹ kêu lớn: "Trộm! Trộm!". Rồi tiếng chân thình thịch, tiếng người xôn xao, ồn ào. Nhưng tên trộm đã tẩu thoát. Bố em bảo may có con chó báo động, nếu không thì mất hết ba chục con vịt.
Qua "chiến công" này, em càng yêu quý cún con vì sự thông minh, ngoan ngoãn, dễ thương của nó.
k minh
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng thì lão đã nghĩ ra một kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành:
- Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.
Anh nông dân thật thà tin ngay vào lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão ta rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.
Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo:
- Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.
Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre.
Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình.
Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, sước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:
- Làm sao cháu khóc?
Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:
- Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.
Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:
- Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần câu “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. Cháu hãy bó lại và đem về nhà.
Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.
Về tới nơi, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẳng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào nhà gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy tre, mà chỉ thấy toàn là đốt tre. Lão cười bảo anh:
- Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu?
Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn “Khắc nhập, khắc nhập”, lão nhà giàu bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Thấy vậy mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn lại bị dính hết vào cây tre. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.