Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.
- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc
→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...
- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...
→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc
→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt
→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
III. Kết bài
- Khái quát, đánh giá lại vấn đề
- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.
Chúc bn hok tốt!!
1, Văn bản bình ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thỏa vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc dành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nược Đại Việt.
2, Nhân nghĩa được tạo nên bởi 2 từ đơn lẻ đó là "Nhân" và "Nghĩa"."Nhân" tức là suy nghĩ đến cảm giác của người đối diện rồi sau đó hành động. Nếu mà người khác không thích thì tuyệt đối mình không làm. ...Nếu bạn hiểu được suy nghĩ của người khác ắt bạn sẽ làm thỏa mạn được họ.
4, Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
3, - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.
+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.
+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân
+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).
→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
5, Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta
Chúc bạn thành công
Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".
Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:
Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"
Các luận điểm sau làm cơ sở:
+ Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.
+ Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.
+ Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.
a, Đại từ: Ai
Ý nghĩa: Chỉ mọi người chứ không riêng gì ai
b, Cụm DT: những điều rất nhỏ
c, Câu đơn
AiCN// cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏVN
Tham khảo :
Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ
– Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)
– Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:
+ Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.
+ Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”
+ Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”
+ Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.
+ Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.
– Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.
⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.
Tham khảo nha em:
Quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:
+ Có nền văn hiến lâu đời
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế
+ Có nhân tài, hào kiệt
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc
1 Nguyễn Trãi sống ở thời đại Hậu Lê(Lê Lợi)
2
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.