K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

bạn tham khảo nhéok

Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.

Sự uyên bác của giáo sưĐừng bao giờ nghĩ mình là uyên bác, là giỏi nhất, bất kỳ ai cũng có mặt giỏi của riêng mình.Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông.Trên đường đi, để chứng minh sự thông minh và uyên bác của mình, vị giáo sư tìm đủ mọi cách thách đố người chèo đò.Nhặt một viên đá ven bờ, ông hỏi :" Có bao giờ anh học môn Địa chất chưa?"...
Đọc tiếp

Sự uyên bác của giáo sư

Đừng bao giờ nghĩ mình là uyên bác, là giỏi nhất, bất kỳ ai cũng có mặt giỏi của riêng mình.

Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông.

Trên đường đi, để chứng minh sự thông minh và uyên bác của mình, vị giáo sư tìm đủ mọi cách thách đố người chèo đò.

Nhặt một viên đá ven bờ, ông hỏi :" Có bao giờ anh học môn Địa chất chưa?" Người lái đò nhìn ông ngại ngùng đáp :" Ơ... không". Thậm chí anh ta còn không hiểu từ Địa chất nghĩa là gì.

"Vậy thì tôi e rằng anh đã uổng phí một phần tư cuộc đời rồi" Vị giáo sư nói giọng trịch thượng. Anh lái đò cảm thấy mình thật ngu dốt nhưng vấn tiếp tục chèo đò.

Càng đi xa, dòng nước càng chảy xiết. Một lúc sau con người uyên bác kia thò tay vớt lên một chiếc lá trôi trên sông và hỏi : "Thế này, anh có biết gì về môn Thực vật học không?". Người lái đò lại một lần nữa tỏ ra bối rối:" Uhm.... không".

 

Vị giáo sư lắc đầu và chép miệng : "Chậc chậc, vậy là anh mất toi một nửa cuộc đời rồi còn gì" Ông ngoắc tay ra hiệu cho anh tiếp tục chèo. Khúc sông này khá gập ghềnh, sóng nước đập mạnh vào mạn thuyền khiến con thuyền nhỏ chao đi lắc lại.

Nhưng con người thông kim bác cổ kia không để ý điều này. Ông còn mải ngắm dãy núi trập trùng xa xa. Ông chỉ tay về hướng đó và hỏi :"Thế anh có biết gì về Địa lý không?" Cảm thấy mình thật thấp hèn và kém cỏi, người lái đò nuốt nỗi nhục vào trong lòng và trả lời :"Không".

Lúc này vị giáo sư đáng kính bèn phán :" Tôi cũng nghĩ thế, anh đã phí ba phần tư cuộc đời rồi"

Lúc này dòng sông trở nên hung tợn hơn với những con sóng cả. Người lái đò không thể giữ con thuyền nhỏ thăng bằng được nữa. Một con sóng lớn lật nhào chiếc thuyền lên một tảng đá lớn giữa dòng.

Hai người ngoi ngóp giữa dòng nước. Anh lái đò hỏi vị giáo sư :"Ông có biết bơi không?" Vị giáo sư run rẩy :" Kh..không"

"Thế thì ông đã mất cả cuộc đời rồi"

1
20 tháng 6 2017

đó là truyện rồi

Sự uyên bác của giáo sưĐừng bao giờ nghĩ mình là uyên bác, là giỏi nhất, bất kỳ ai cũng có mặt giỏi của riêng mình.Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông.Trên đường đi, để chứng minh sự thông minh và uyên bác của mình, vị giáo sư tìm đủ mọi cách thách đố người chèo đò.Nhặt một viên đá ven bờ, ông hỏi :" Có bao giờ anh học môn Địa chất chưa?"...
Đọc tiếp

Sự uyên bác của giáo sư

Đừng bao giờ nghĩ mình là uyên bác, là giỏi nhất, bất kỳ ai cũng có mặt giỏi của riêng mình.

Có một vị giáo sư nọ thuê một người chèo đò chở ông xuôi dòng sông.

Trên đường đi, để chứng minh sự thông minh và uyên bác của mình, vị giáo sư tìm đủ mọi cách thách đố người chèo đò.

Nhặt một viên đá ven bờ, ông hỏi :" Có bao giờ anh học môn Địa chất chưa?" Người lái đò nhìn ông ngại ngùng đáp :" Ơ... không". Thậm chí anh ta còn không hiểu từ Địa chất nghĩa là gì.

"Vậy thì tôi e rằng anh đã uổng phí một phần tư cuộc đời rồi" Vị giáo sư nói giọng trịch thượng. Anh lái đò cảm thấy mình thật ngu dốt nhưng vấn tiếp tục chèo đò.

Càng đi xa, dòng nước càng chảy xiết. Một lúc sau con người uyên bác kia thò tay vớt lên một chiếc lá trôi trên sông và hỏi : "Thế này, anh có biết gì về môn Thực vật học không?". Người lái đò lại một lần nữa tỏ ra bối rối:" Uhm.... không".

 

Vị giáo sư lắc đầu và chép miệng : "Chậc chậc, vậy là anh mất toi một nửa cuộc đời rồi còn gì" Ông ngoắc tay ra hiệu cho anh tiếp tục chèo. Khúc sông này khá gập ghềnh, sóng nước đập mạnh vào mạn thuyền khiến con thuyền nhỏ chao đi lắc lại.

Nhưng con người thông kim bác cổ kia không để ý điều này. Ông còn mải ngắm dãy núi trập trùng xa xa. Ông chỉ tay về hướng đó và hỏi :"Thế anh có biết gì về Địa lý không?" Cảm thấy mình thật thấp hèn và kém cỏi, người lái đò nuốt nỗi nhục vào trong lòng và trả lời :"Không".

Lúc này vị giáo sư đáng kính bèn phán :" Tôi cũng nghĩ thế, anh đã phí ba phần tư cuộc đời rồi"

Lúc này dòng sông trở nên hung tợn hơn với những con sóng cả. Người lái đò không thể giữ con thuyền nhỏ thăng bằng được nữa. Một con sóng lớn lật nhào chiếc thuyền lên một tảng đá lớn giữa dòng.

Hai người ngoi ngóp giữa dòng nước. Anh lái đò hỏi vị giáo sư :"Ông có biết bơi không?" Vị giáo sư run rẩy :" Kh..không"

"Thế thì ông đã mất cả cuộc đời rồi"

1
20 tháng 6 2017

quá hay

31 tháng 10 2017

chịu để ông suy tôn đã 

31 tháng 10 2017

lăng nhăng

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến trường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú vị làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận... Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...  

  Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?    A. Con đê   B. Đêm trăng thanh gió mát   C. Tết Trung thu.  Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?   A.Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.   B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.   C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. 
1
17 tháng 3 2022

Câu 1 : a

Câu 2 :a

Bài toán ghi trên bia mộ một nhà toán học cổ Hy Lạp Diophante  sống cách đây 17 thế kỷ :    " Hỡi những người đi đường ! Nơi đây yên nghỉ của nhà toán học Diophante . Những dòng ghi dưới đây sẽ nói cho các bạn biết ông ta đã thọ bao nhiều tuổi :         1/6 cuộc đời ông là ở tuổi thiếu niên đầy hạnh phúc . Sống thêm 1/12 tuổi đời thì râu lưa thưa bắt đầu mọc trên mép . Diophante...
Đọc tiếp

Bài toán ghi trên bia mộ một nhà toán học cổ Hy Lạp Diophante  sống cách đây 17 thế kỷ :

    " Hỡi những người đi đường ! Nơi đây yên nghỉ của nhà toán học Diophante . Những dòng ghi dưới đây sẽ nói cho các bạn biết ông ta đã thọ bao nhiều tuổi :

         1/6 cuộc đời ông là ở tuổi thiếu niên đầy hạnh phúc . Sống thêm 1/12 tuổi đời thì râu lưa thưa bắt đầu mọc trên mép . Diophante lấy vợ nhưng sống thêm 1/7 tuổi đời mà vẫn chưa có con . 5 năm sau , đứa con đầu lòng của ông chào đời , thật là cả một niềm vui sướng đối với ông . Song số phận chỉ cho phép con của ông sống chỉ thọ được 1/2 tuổi đời của bố .

  Đứa con chết đi , cuộc đời trầm lặng và đau thương đã dày vò ông suốt 4 năm dài rồi ông nhắm mắt lìa đời sang thế giới bên kia . 

Nếu các bạn là những người đi đường ghé vào viếng mộ nhà toán học Diophante thì bạn có thể tính được tuổi của ông không ? Tính như thế nào ?

2
17 tháng 2 2016

Ông được 80 tuổi nha. 

17 tháng 2 2016

Nhầm ông được 84 tuổi nha còn cách trình bày thì hơi dài dòng. 

25 tháng 6 2020

Phân số chỉ thời gian ông sống trước khi sinh con là: 

1/6 + 1/12 + 1/7 =  11/28 

Phân số chỉ thời gian ông sống với con trai là:  1/2 

Phân số chỉ thời gian con lại là: 

1 - ( 11/28 + 1/2) = 3/28 

Số tuổi của ông là: 

( 5 + 4 ) : 3/28 = 84 ( tuổi ) 

Đáp số:....

8 tháng 8 2017

online math là toán hay văn mà viết văn vô

8 tháng 8 2017

không đăng câu hỏi không liên quan đến toán nha