K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nama) Mở bàiÁo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Namb) Thân bài- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác- Áo dài được thiết kế luôn...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................

1
27 tháng 11 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

is elone musk

27 tháng 12 2021

Tham khảo

Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.

 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.

 

Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.

Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.

Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

18 tháng 11 2017

Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt

  Thân bài :

  - Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.

  - Cấu tạo :

   + Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.

   + Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.

   + Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.

  - Vai trò:

   + Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà...

   + Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.

   + Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.

  - Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.

  Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.

12 tháng 9 2018

Chọn đáp án: A

18 tháng 12 2020

Vndoc tài trợ cho bài  viết này?

18 tháng 12 2020

undefined

undefined

undefined

15 tháng 3 2018

cho mình chủ đề đi bạn

15 tháng 3 2018

chủ đề là bảo vệ môi trường bạn ạk

…Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có cả màu xanh...
Đọc tiếp

…Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có cả màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và- em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết về văn bản,viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men.Trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép và 1 trợ từ(gạch chân).

Mình cảm ơn

1
9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

  “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là(Trợ từ) nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, cụ đã phó mặc sự sống cho thien nhiên, cụ đã tạo ra một kiệt tác để đời và cứu lấy cô họa sĩ trẻ(Câu ghép). Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác.