Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.
Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.
Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.
Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.
Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Tham khảo
Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.
Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.
Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.
Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.
Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.