Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Trong cuộc đời của mỗi con người sẽ có những khoảnh khắc thật sự có ý nghĩa. Bước vào mái trường cấp III, với bao nhiêu là niềm vui của tuổi học trò, khoảng thời gian thướt tha bên tà áo dài trắng, tung bay cùng những kỉ niệm thân thương với bạn bè và thầy cô. Và … khoảnh khắc đó, có lẽ chính là lúc này đây, khi mà tôi đặt chân bước vào ngôi trường Võ Thị Sáu.
Võ Thị Sáu- một nữ anh hùng tuổi 16 đầy mơ mộng, 1 cô gái rất trẻ, trong trắng, sống rất lạc quan nhưng có tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Đó là tên của ngôi trường thân thương sẽ gắn bó với tôi trong suốt quãng thời gian học cấp III này. Võ Thị Sáu là một ngôi trường có lịch sử khá lâu đời, với khoảng sân rộng rãi, hàng cây xanh mát, ngôi trường tuy có chút cổ xưa nhưng vẫn mang lại cho học sinh chúng tôi một cảm giác thoải mái và thân quen.
Ở ngôi trường này, các thầy các cô như là những người cha người mẹ, thật vậy, có nhiều lúc nhờ sự động viên và nhiệt tình của thầy cô làm cho bao nhiêu áp lực, mệt mỏi của việc học tập gần như tan biến. Được làm quen với trường ngay từ những tháng hè, tôi đã có dịp tìm hiểu đôi nét về nơi đây. Vậy nhưng, sao hôm nay tôi có cảm giác lạ quá! Trong lòng tôi, lâng lâng đến khó tả, chắc vì đây là lần đầu tiên tôi được mặc áo dài trắng, ra dáng một nữ sinh cấp III với bao nhiêu là kỉ niệm sẽ còn đợi tôi trong khoảng thời gian tới. Đúng rồi… Vì hôm nay là ngày khai trường, hôm nay là ngày đầu tiên chính thức bắt đầu cho 3 năm học cấp III của tôi. “ Ôi! Cái cảm giác thân quen này, xen lẫn chút hồi hộp, bỡ ngỡ. Thân quen vì được trở lại với trang sách, con chữ, hồi hộp vì từ nay chặng đường học sinh của tôi sẽ bước qua 1 ngưỡng cửa mới. “
Tôi cứ ngỡ, lên cấp III áp lực học tập nặng nề sẽ làm tan đi hết những tiếng cười trong trẻo, những nụ cười hồn nhiên nhưng không, tôi đã lầm. Đến với mái trường Võ Thị Sáu sẽ là một trang mới trong kí ức học sinh của tôi. Từ ánh mắt, nụ cười, từng lời dặn, những cử chỉ hỏi han, quan tâm của các thầy các cô ở đây làm lòng tôi như ấm lại, tôi chợt nhớ đến cái cách mà các thầy các cô cầm tay từng học trò của mình để nắn nón từng nét chữ như hồi còn cấp I.
Tôi may mắn vì được học vào lớp chuyên, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi còn khá trẻ, giọng cô ấm, lời nói nhẹ nhàng và đặc biệt là : như những thầy cô khác, cô có một tấm lòng, một lòng nhiệt thành với các học sinh của mình. Bạn bè ở đây, cho dù chỉ là những người bạn không quen, chỉ mới tiếp xúc với nhau trong vài buổi sinh hoạt nhưng tôi có cảm giác thân thuộc như là anh em trong gia đình của mình. Họ- Những học sinh của ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu này, và đặc biệt là những anh, em trong tập thể lớp 10A8 của tôi luôn mang đến cho nhau tiếng cười, họ đến với nhau bằng tất cả lòng chân thành, không ích kỉ, nhỏ nhen và điều quan trọng nhất là : chúng tôi sẽ đoàn kết bên nhau để vượt qua những khó khăn không chỉ trong ba năm học mà còn cả chặng đường tương lai phía trước.
Chỉ ngay trong những buổi sinh hoạt đầu tiên, tôi đã nhận ra ngay đây thật sự là một ngôi nhà chung, một tập thể vô cùng đoàn kết không những trong phạm vi lớp học mà là toàn trường. Các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, các thầy cô nhiệt tình chỉ dẫn cho các bạn từng li từng tí một. Trong một tương lai không xa, tôi tin chắc rằng trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, ngày càng phát huy được truyền thống “ dạy tốt học tốt “ vốn có của trường.
Và, còn có một điều mà tôi có thể chắc chắn đó là : Ngôi trường này sẽ là cái nôi chắp cánh cho tất cả học sinh chúng tôi bay vào tương lai đang rộng mở phía trước.
Mai này, khi xa rồi có ai còn nhớ đến mái trường thân thương cũng như kỉ niệm của những ngày đầu tiên bước vào nơi đây. Thời gian không bao giờ là ngừng trôi, vì vậy chúng ta phải giữ thật chặt không chỉ hiện tại mà là cả con đường tương lai phía trước.
1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!
2) Thân bài:
a) - Cảm xúc khi làm lễ khi giảng
- Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!
(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)
b) - miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.
- thầy cô như thế nào?
- tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)
- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.
3) Kết bài: khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!
Cảm nghĩ ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT - Số 1
Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian
Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bâng khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 – tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu – tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới. Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiệm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trước đây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT – những ngày giữa tháng 8 êm dịu.
#Châu's ngốc
Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:
- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ
- Chương trình ngữ văn không có câu đố
b,
- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ
“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm
c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn