Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đăng ký bằng gmail hoặc facebook hoặc đăng kí bình thường
Tham khảo: Trong tất cả các mùa, mùa mà em thích nhất là mùa xuân. Vì khi mùa xuân tới, cũng là Tết, em được nghỉ học dài hơn, được bố mẹ mua cho quần áo đẹp, được đi chơi nhiều nơi hơn. Khi tới mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc sau giấc ngủ đông dài, mấy cây đào cũng nở những nụ hoa màu hồng thật đẹp. Thời tiết mùa xuân ấm áp, dễ chịu chứ không lạnh giá như mùa đông. Bố bảo, vào mùa xuân em cũng thêm một tuổi mới, vậy nên em thích mùa xuân còn vì đến mùa xuân em cảm thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Vào mùa xuân, trường em cũng tổ chức nhiều hoạt đông vui chơi hơn như đi dã ngoại, cắm trại, rồi các trò chơi dân gian trong giờ giải lao. Em rất thích mùa xuân.
refer
Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Mùa xuân thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc. Cây cối mùa xuân cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà. Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi. Em rất yêu mùa xuân.
tk
Mỗi một ngày mới bắt đầu trong lòng em lại cảm thấy vô cùng hào hứng. Em thích ngắm cảnh buổi sáng khi mặt trời mới lên bởi nó mang đến cho em cảm giác yên bình.
Không khí làng quê em buổi sáng sớm thật trong lành và dễ chịu. Cảnh vật lúc này vẫn còn đang chìm vào giấc ngủ sâu. Mọi thứ đều yên tĩnh cho đến khi những chú gà trống đua nhau cất tiếng gáy “ò ó o o…”. Tiếng gà như tiếng chuông báo thức gọi muôn vàn cảnh vật thức dậy. Nghe thấy tiếng gà gáy ông mặt trời cũng từ từ nhô lên sau ngọn núi. Ngọn gió từ nơi nào bắt đầu kéo đến khẽ làm cho lá cây rung rinh. Những giọt sương đêm đọng lại trên lá cũng đung đưa theo. Khi gặp tia nắng mặt trời chúng trở nên lấp lánh như những giọt pha lê.
Con người lúc này cũng bắt đầu thức giấc để chuẩn bị cho một ngày mới. Người thì rủ nhau đi chợ sớm, người thì rủ nhau ra đồng làm việc. Học sinh chúng em thì í ới gọi nhau đi học. Suốt con đường nhỏ dẫn đến trường, tiếng cười, tiếng nói chẳng khi nào ngớt. Đi qua cánh đồng lúa em thấy rõ những bông lúa đang reo vui trong gió. Chúng tỏa hương thơm dịu theo gió bay xa.
Quê hương em mỗi ngày như một tươi đẹp hơn. Không khí bình yêu buổi sớm như tiếp cho người dân quê hương em thêm động lực. Bản thân em cũng cố gắng hơn từng ngày để xây dựng quê hương giàu đẹp.
TK
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nên khi nghe các bạn kể về cảm giác khi được ngắm nhìn khung cảnh làng quê ở nông thôn vào một buổi sáng, em đã rất muốn một lần tự chính mắt mình chứng kiến khung cảnh tươi đẹp ấy. Vào dịp Tết năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê nội ăn Tết, nhân dịp đó, em đã có cơ hội được ngắm nhìn khung cảnh mình vẫn luôn ao ước.
Em vẫn còn nhớ ngày hôm ấy là một buổi sớm mùa xuân còn vương hơi lạnh mùa đông. Khi tiếng gà gáy kêu vang trong không gian cũng là lúc chiếc đồng hồ báo thức của em kêu vang. Em vội tắt chuông báo đi, sửa soạn sơ qua rồi chạy ra mở cửa. Không khí lành lạnh khiến em hơi rùng mình nên em phải quay vào trong nhà mặc chiếc áo bông dày rồi mới ra khỏi cửa.
Bầu trời lúc này còn hơi xám xịt, những đám mây như sà thấp xuống làm em có cảm giác như chỉ cần giơ tay lên thôi là có thể với tới được những đám mây ấy vậy. Mở cánh cổng nhà ra, chậm rãi bước đi trên con đường làng nho nhỏ ngày nào giờ đã được làm lại bằng nhựa đường êm ái và đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh với sự tò mò và thích thú vô cùng.
Hai bên đường là những ngôi nhà của người dân nơi đây. Nhà nào cũng tràn ngập không khí vui mừng đón Tết về. Những câu đối được viết trên nền giấy đỏ được treo ngay ngắn đối xứng ở hai bên cửa nhà. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ được treo trước hiên nhà, ở hai bên cổng khiến em có cảm giác như được quay trở về thời ngày xưa với cái Tết dân gian cổ truyền vậy. Khu vườn nhà ai cũng ngát hương hoa với những màu sắc khác nhau. Trong không khí tràn ngập mùi hương của hoa, của cỏ non, của những chồi lá mới nhú.
Nhà dần thưa thớt đi theo mỗi bước chân em đi, thay vào đó là dòng sông đỏ nặng phù sa lững lờ chảy. Phía bên kia dòng sông là cây gạo to lớn. Em không biết nó có từ bao giờ nhưng hình như có vẻ nó đã ở đó từ lâu lắm rồi. Bước đi tiếp là cánh đồng trống đang chờ đến vụ mùa tiếp theo. Rất nhanh trời đã sáng hẳn lên, người người nhà nhà ra vườn. Em tiếp tục rảo bước và bắt gặp một khu chợ nhỏ, mọi người đang bày hàng ra, nào là hoa quả, nào là quần áo mới, nào là những cành hoa đào, những cây quất, bánh kẹo… cho một dịp Tết sắp đến. Không khí bán hàng vui vẻ vô cùng nhộn nhịp.
Sau khi ngắm thỏa thích, em liền vội vã chạy về nhà và mong muốn vẽ lại một bức tranh về những gì em đã có cơ hội nhìn thấy. Em rất yêu thích khung cảnh buổi sáng mùa xuân ấy trên quê em. Em mong rằng mình có thể được ngắm quê mình trong những thời điểm khác nhau nữa.
Tham khảo:
I.Dàn Ý Tả Nhân Vật Trong Truyện Mà Em Thích
1. Mở bài
Giới thiệu về nhân vật trong truyện mà em yêu
2. Thân bài
a. Miêu tả ngoại hình
- Dáng người
- Đôi mắt, nụ cười, giọng nói
- Mái tóc
- Trang phục hàng ngày
b. Miêu tả tính cách:
- Ngoan hiền/ lương thiện
- Hèn nhát / dũng cảm
- Cam chịu/ đấu tranh
c. Những khó khăn mà nhân vật đã trải qua
- Bị hãm hại
- Thiếu thốn tình thương
3. Kết bài
Tình cảm của em đối với nhân vật
II. Tả nhân vật trong truyện mà em thích - Tả cô bé bán diêm,
Những câu chuyện cổ tích luôn để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai về các nhân vật, đó là nàng Bạch Tuyết xinh đẹp tuyệt trần, là cô Tấm hiền lành chăm chỉ, đó còn là chàng Thạch Sanh lương thiện dũng cảm, là chàng Sọ Dừa thông minh, nhanh trí. Nhưng ấn tượng với em nhất là cô bé đi bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm".
Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương, mẹ mất sớm em sống với bà nhưng bà cũng ốm và bỏ em mà đi. Cô bé sống với cha tàn nhẫn, ngày ngày chỉ biết chửi mắng và đánh đập em.
Ngày này qua ngày khác, em bé bán diêm lang thang khắp mọi nẻo đường của thành phố để bán những bao diêm mong có được đồng lời để đưa về cho cha.
Trong đêm giao thừa của ngày cuối đông, cô bé gầy gò co ro trong giá lạnh. Mái tóc dài dính bết những bông tuyết vừa rơi, đôi mắt em cụp xuống vì mệt và lạnh. Đôi môi em tái nhợt hẳn đi, duy chỉ có đôi má vẫn còn hồng hào. Giọng em ấm áp, từng lời mời mua diêm thốt ra từ em:
- Cô mua giùm cháu bảo diêm với ạ
- Chú mua diêm đi chú
- Bà ơi, bà có mưa diêm không ạ?
Từng bước đi nặng nề, những lời mời như lời thỉnh cầu cất lên vậy mà chẳng ai thương tình mua cho lấy một bao diêm.
Trong đêm lạnh, người ta ấm áp cùng nhau, em lại cô đơn nơi góc tối của xó tường. Đôi chân trần lạnh cóng vì không có dép mang, trên người em chỉ là manh áo mỏng đã rách theo năm tháng, bụng em đói cồn cào vì cả ngày không có gì để ăn. Người ta vô tình lướt qua em, nhìn thấy em mà chẳng ai đoái hoài, cũng không ai mua cho em chiếc áo, trao cho em đôi dép, tặng cho em ổ bánh mì hay đơn giản chỉ là cái hỏi thăm thuần túy, mua cho bao diêm để ủi an em. Thương em biết bao cô gái bé nhỏ phải chịu đựng thiếu thốn cả vật chất, cả sự yêu thương. Em là cô bé hiếu thảo, thương cha, thương bà, luôn mong ước được gặp lại người bà yêu quý.
Cô bé đã quẹt những que diêm của mình để sưởi ấm và mơ về những điều em ước mong. Rồi em gặp lại người bà yêu thương, nắm tay bà cùng về bên chúa, bỏ lại cuộc sống đau khổ, cơ cực nơi trần gian.
Hình ảnh cô bé bán diêm khiến em xúc động vô cùng. Em chỉ ước rằng nếu gặp được em trong đêm đó, sẽ giúp em có một áo ấm để mang, sẽ xin mẹ mua cho bạn ấy bảo diêm, dù không thể thay đổi gì nhưng chí ít cũng giúp cho em bé bán diêm ấm lòng hơn trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy.
Cô Nguyễn Thị Hảo là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Tham khảo:
Mùa hè năm ngoái em được theo gia đình đi thăm quan, nghỉ mát tại bãi biển Minh Châu trên đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Thật tuyệt vời bởi em đã được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn trên bãi biển. Bãi biển Minh Châu thật đẹp và mộng mơ. Một khung cảnh rất yên bình, một thiên nhiên thực sự được ưu đãi bởi vừa có biển, vừa có núi. Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Biển Minh Châu mới được đưa vào khai thác nên nó còn khá nguyên sơ, sạch sẽ, không quá đông đúc và ngột ngạt.
Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh nhẹ lướt trôi như đang đi du ngoạn. Sóng vỗ nhè nhẹ trên bãi cát mịn trải dài. Chúng đùa giỡn, tung bọt trắng xóa ở khắp mọi nơi.Phía xa xa những chú cá chuồn lướt đi trên sóng, nhảy nhót như những vũ công. Mặt trời đỏ rực từ từ hạ thấp độ cao, lúc thì ẩn sau một ngọn núi, lúc lại như nằm một nửa trên mặt biển, nửa kia bị chìm xuống biển và phát đi tất cả tia nắng cuối cùng của ngày.
Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên bãi cát. Tất cả trông như sáng rực lên ở một góc nơi tiếp giáp giữa trời và biển vậy. Khi những ánh nắng cuối cùng của buổi chiều tàn dần lặn trên mặt biển bao la, bầu trời chuyển từ vàng sang đỏ lựng rồi tím ngắt chính là thời khắc hoàng hôn làm say đắm lòng người.
Những đám mây hồng chuyển dần sang màu vàng nhạt, chầm chậm bay trên trời cao rồi chuyển sang xám xịt dần, lấp ló trên bầu trời những ánh sao nhỏ bé. Những tàu dừa cụp những chiếc lá xuống,nghỉ ngơi sau một ngày vui chơi thỏa thích. Những cơn gió à à u u như ngàn cối xay lúa, từ biển nhè nhẹ thổi vào mát rượi.
Hoàng hôn đã lặn Bãi biển Minh Châu Vân Đồn thật đẹp. Nó là tài sản vô giá mà thiên nhiên trao tặng cho chúng ta. Em cùng các bạn sẽ phải luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên để đất nước Việt nam ngày càng giàu đẹp.
chắc z:>
đúng đó