K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2019

"..."

bạn có xin cũng có trúng đề đâu

năm trước mk ôn + viết bao nhiêu bài văn ...

cuối cùng chẳng trúng bài méo nào

6 tháng 5 2019

Đề : giải thích các câu tục  ngữ về lòng biết ơn , đoàn kết 

VD , lá lành ........., Đoàn kết , đại đoàn kết , .................... 

Bài ca huế trên sông h ương 

11 tháng 5 2018

Ôn tập ngữ văn lớp 7

11 tháng 5 2018

Bạn ơi!!!Mik không cần đề hok kỳ I đâu bạn mik đang cần đề hok kỳ II ha!!!

5 tháng 5 2018

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ II

Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU(2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

CHIẾC VÒNG TRÒN

Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ.Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ… Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2 :Trong các từ sau, từ nào là từ láy ?

A. hoàn toàn

B. buồn bực

C. chầm chậm

D. tâm tình

Câu 3: Ý nghĩa triết lí của câu chuyện trên là :

A. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự thành công.

B. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự khiếm khuyết.

C. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hòa nhập.

D. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo.

Câu 4 : Nội dung của câu chuyện trên phù hợp với nhận định nào sau đây :

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Nhân vô thập toàn

C. Lá lành đùm lá rách

D. Người ta là hoa đất

Câu 5 :Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau :

Câu văn Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó.sử dụng biện pháp tu từ ( … ) làm cho hình ảnh bông hoa hiện lên thật sinh động.

Câu 6 :Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B cho thích hợp :

Cụm từ

Nối

Ngữ liệu

1. Cụm danh từ

a. không còn hoàn hảo

2. Cụm động từ

b. một vòng tròn

3. Cụm tính từ

c. Nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời

d. đang tỏa sắc bên đường

II. TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm)

Câu 7 :Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) với chủ đề: Chúng ta hãy biết chấp nhận khiếm khuyết của mình để hòa nhập với cộng đồng.

Câu 8 :Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo líĂn quả nhớ kẻ trồng cây.

7 tháng 12 2016

từ tuwfruif mink gửi cko

7 tháng 12 2016

cho mình vs

 

2 tháng 1 2017

lớp 7 nha các pn !!!

3 tháng 1 2017

mik Trường THCS Nhơn Hòa, bạn tham khảo nhak :

Cảm nghĩ về bài Qua đèo ngang của bà

Huyện Thanh Quan

phần còn lại bạn ôn bài cuộc chia tay của những con búp bê (ý nghĩa, câu hỏi, nhân vật chính)

mấy cái kia là xác định thành ngữ, từ trái nghĩa ko hà, cũng dễ lắm!!1leuleubanh

4 tháng 1 2022

Môn ngữ văn đó bn lớp 7 nha

4 tháng 1 2022

Mik sẽ báo cáo bn

11 tháng 5 2017

Ngữ văn : Tập làm văn

Cho 2 đề sau :

Đề 1 : Em hãy chứng minh câu tục ngữ " lá lành đùm lá rách "

Đề 2 : em hãy giải thích câu tục ngữ : Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

a, em hãy tìm ý cho 1 trong 2 đề trên

b, từ những ý vừa tìm được , em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh

Phần đọc bạn lưu ý bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương nhé

Chúc bạn học tốt hihi

11 tháng 5 2017

Mình mới thi lúc sáng. Đây chỉ là đề 2 còn đề 1 nữa.

Phần I: Đọc hiểu văn bản

Không phải thiên thần

Không phải thiên thần từ đâu tới

Con là khúc ruột mẹ rứt ra

Mang nặng, đẻ đau, bao vất vả

Nhọc nhằn những năm tháng trôi qua.

Chẳng cần thiên thần từ đâu tới

Con cứ là con thật bình thường

Biết ăn, biết ngủ , biết nghịch phá

Biết hờn ,biết giận, biết yêu thương.

Chẳng cần thiên thần từ đâu cả

Con cứ là con của mẹ thôi

Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả

Chẳng bằng con có mặt trên đời!

( Sưu tầm)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu " Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả " có tác dụng gì?

Câu 3: Người mẹ mong muốn gì ở người con qua hai câu thơ " Biết ăn , biết ngủ, biết yêu thương / Biết hờn, biết giận, biết yêu thương " ?

Câu 4 : Vì sao người mẹ có thể hi sinh tất cả vì những đứa con thân yêu của mình?

Phần II : Phần viết

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn trên ( có sử dụng từ ngữ địa phương )?

Câu 2:

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Qua câu tục ngữ trên , em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì ?

Bạn thi tốt nhoa!okvui