Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (2 điểm): Phần trích dưới đây thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? Nội dung nêu vấn đề gì?
... "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Ngữ văn 7 - Tập hai)
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện chuyển đổi theo hai cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn Kiểm Tra HKII
A. Văn
1. Văn bản "Sống chết mặc bay"
*Đề 1: Cho đoạn văn sau: sgk/t.74 (Từ Dân phu kể hàng trăm nghìn...thật là thảm.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Truyện ngắn hiện đại.
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Dân phu kể hàng trăm... chuột lột.) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
- Tác dụng: Diễn tả mạnh mẽ cảnh người dân tích cực ra sức ngăn dòng nước lũ.
*Đề 2: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 74+75 (Từ Ấy vậy mà...cự lại được với thế nước!).
a. Nêu tác phẩm, tác giả của đoạn văn trên.
- (Giống như trên)
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Thiên tai, lũ lụt đang đe dọa cuộc sống của con người và sự lo lắng của tác giả trước nguy cơ vỡ đê.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên.
- Câu đặc biệt: Than ôi!
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc.
2. Văn bản "Ca Huế trên sông Hương"
*Đề 3: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 99 (Từ Từ ngữ địa phương... dân ca Nghệ Tĩnh).
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Bút kí
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Chèo cạn...nàng vung và Hò lơ...hò nện) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Biện pháp: liệt kê
- Tác dụng: Diễn tả sự độc đáo, phong phú, đa dạng của các thể loại dân ca ở xứ Huế.
*Đề 4: Cho đoạn văn sau: sgk/t.100 (Từ Đêm...dành cho vua chúa.)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Cảm giác thích thú trước không gian thơ mộng và quyến rũ trên chiếc thuyền rồng chuẩn bị biểu diễn ca Huế.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.
- Câu đặc biệt: Đêm.
- Tác dụng: Xác định thời gian.
B. Tiếng Việt
Bài 1: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách:
a) Trong giờ chào cờ, thầy Hiệu trưởng khen lớp em có cố gắng trong thành tích học tập.
b) Mẹ thưởng cho em một cây bút máy rất đẹp.
c) Người ta xây dựng nhà máy thủy điện ở đầu nguồn.
d) Trong tương lai, người ta có thể sẽ sử dụng năng lượng mặt trời cho mọi công việc.
e) Mẹ tôi đang chuẩn bị bữa sáng trong nhà bếp.
g) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
h) Chúng tôi quét sân sạch sẽ.
i) Thầy giáo phê bình thành tích học tập của em.
k) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
l) Tôi mới mua máy nghe nhạc cách đây không lâu.
Bài 2: Phân tích ngữ pháp và gọi tên các câu mở rộng thành phần sau:
a) Em học giỏi làm vui lòng ba mẹ.
b) Cây chanh này quả rất sai.
c) Quyển sách bạn tặng tôi rất hay.
d) Tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng.
e) Tôi đang đọc quyển sách Nam tặng.
g) Những bức ảnh tôi sưu tầm có thể phục vụ cho bài học.
h) Người đàn ông ấy làm mọi người khó chịu.
i) Quyển sách tôi mua bìa rất đẹp.
k) Chú khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.
l) Ông lão cứ ngỡ mình còn chiêm bao.
C. Tập làm văn
*Đề 1: Chứng minh rằng sách là người bạn lớn của con người.
*Đề 2: Chứng minh học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với sự thành đạt trong tương lai của mỗi con người.
*Đề 3: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
*Đề 4: Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.
*Đề 5: Giải thích câu nói: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Chúc bn kt hk2 tốt nha!
Cô mình cho viết bài TLV số 3 đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
mik Trường THCS Nhơn Hòa, bạn tham khảo nhak :
Cảm nghĩ về bài Qua đèo ngang của bà
Huyện Thanh Quan
phần còn lại bạn ôn bài cuộc chia tay của những con búp bê (ý nghĩa, câu hỏi, nhân vật chính)
mấy cái kia là xác định thành ngữ, từ trái nghĩa ko hà, cũng dễ lắm!!1
mình thi rui
đề là hãy cho biết điệp từ là j?tác dụng của điệp từ?
có mấy loại điệp từ?tìm và nêu tác dụng của phép điệp từ trong câu thơ sau:
cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hồ Chí Minh
Đề
Câu 1: Kể tên 2 tác phẩm, tác giả thuộc văn học trung đại Việt Nam mà em đã học, trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 1.(1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Chỉ ra điểm giống và khác nhau của bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh
Câu 3: (2,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
"Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu."
("Hồi hương ngẫu thư", Hạ Tri Chương)
a/ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên
b/ Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.
Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7.
của trường mình là : "Phát biểu cảm nghĩ về người thầy/cô giáo mà mình yêu quý nhất.
Đề văn trg mik là:"Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "BÁnh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
Ngữ văn : Tập làm văn
Cho 2 đề sau :
Đề 1 : Em hãy chứng minh câu tục ngữ " lá lành đùm lá rách "
Đề 2 : em hãy giải thích câu tục ngữ : Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
a, em hãy tìm ý cho 1 trong 2 đề trên
b, từ những ý vừa tìm được , em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh
Phần đọc bạn lưu ý bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương nhé
Chúc bạn học tốt
Mình mới thi lúc sáng. Đây chỉ là đề 2 còn đề 1 nữa.
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Không phải thiên thần
Không phải thiên thần từ đâu tới
Con là khúc ruột mẹ rứt ra
Mang nặng, đẻ đau, bao vất vả
Nhọc nhằn những năm tháng trôi qua.
Chẳng cần thiên thần từ đâu tới
Con cứ là con thật bình thường
Biết ăn, biết ngủ , biết nghịch phá
Biết hờn ,biết giận, biết yêu thương.
Chẳng cần thiên thần từ đâu cả
Con cứ là con của mẹ thôi
Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả
Chẳng bằng con có mặt trên đời!
( Sưu tầm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu " Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả " có tác dụng gì?
Câu 3: Người mẹ mong muốn gì ở người con qua hai câu thơ " Biết ăn , biết ngủ, biết yêu thương / Biết hờn, biết giận, biết yêu thương " ?
Câu 4 : Vì sao người mẹ có thể hi sinh tất cả vì những đứa con thân yêu của mình?
Phần II : Phần viết
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn trên ( có sử dụng từ ngữ địa phương )?
Câu 2:
"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
Qua câu tục ngữ trên , em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì ?
Bạn thi tốt nhoa!