Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có riêng cho mình những đam mê để không ngừng theo đuổi. Và cũng chính vì đam mê ấy mà con người luôn luôn cố gắng, nỗ lực để đặt tới cái đích mà họ mong muốn. Vì thế mà có người đã cho rằng: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Đam mê chính là những sở thích, sở trường, là cái đích đến mà bản thân mỗi con người đặt ra cho mình. Đam mê chính là thứ cảm xúc dạt dào, mãnh liệt xuất phát từ bên trong con người, thôi thúc họ làm những công việc mà mình mong muốn. Theo đuổi đam mê chính là dốc toàn tâm, toàn ý của bản thân để thực hiện bằng hết những suy nghĩ, những dự định của bản thân.
Theo đuổi đam mê không chỉ là theo đuổi những mục đích của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân và cả những người xung quanh. Khi chúng ta đã quyết tâm theo đuổi đam mê, tức là bản thân đã định hướng được cho mình những dự định trong tương lai, những công việc và cả những khó khăn thử thách phải vượt qua. Sống hết mình với đam mê, con người cũng trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù khó khăn đến mấy, dù vất vả đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt đó. Từ đó hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân. Và khi bạn vươn tới được cái đích cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết với những cố gắng và nỗ lực của bản thân. Khi đó, bạn sẽ trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì, sự cố gắng không mệt mỏi để vướn tới thành công cho những người xung quanh.
Thực tế cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những tấm gương về sự cố gắng theo đuổi đam mê tới thành công. Trong số những người đó, chúng ta không thể không nhắc tới Bill Gates – một trong những người giàu có nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hoa Kỳ, lại được trời phú cho thông minh, lanh lợi và đặc biệt rất giỏi toán. Ông từng thi đỗ trường Harvard ngành luật, nhưng vì đam mê với máy tính, công nghệ, ông đã quyết định ngừng việc học để cùng những người bạn của mình lập lên công ty Microsoft. Vượt qua bao khó khăn, thử thách để theo đuổi đam mê, cuối cùng ông cũng có được vị trí như ngày hôm nay.
Tham khảo:
Đối với riêng tôi thì có lẽ đam mê bắt nguồn từ sở thích, càng thích nhiều càng đào sâu tìm hiểu, lâu dần sở thích ấy trở nên khác biệt, nổi trội và được yêu thích hơn tất cả các sở thích khác, tạo cho tôi cảm giác muốn phát triển và duy trì sở thích ấy, không thứ gì hay sở thích nào khác thay đổi được. Với tôi, đam mê ấy là Vẽ.
Tôi thích vẽ từ khi còn khá nhỏ, tôi luôn muốn vẽ, vẽ ở khắp mọi nơi, vẽ những người, những thứ mà tôi yêu quý hay tưởng tượng ra, vẽ trên vở tập vẽ, trên tường, trên sân, trên giấy nháp và cả trên sách toán, văn, tập viết hay bất kì thứ gì có thể vẽ lên. Ngay từ khi mới vào lớp 1, môn học mà tôi mong chờ nhất đã luôn là tiết mỹ thuật.
Thế nhưng, gia đình tôi lại không muốn tôi thích vẽ. Khi tôi mới bắt đầu vẽ, tôi luôn được khuyến khích, nhưng khi tôi bắt đầu yêu vẽ hơn tất cả những môn học còn lại, bố mẹ bắt đầu ngừng khuyến khích và ngăn cấm tôi. Bắt đầu học cấp 2, gần như tôi luôn phải vẽ trong tình trạng dấu giếm, tôi vẫn luôn thích vẽ, nhưng khi ấy, theo định hướng của người lớn, vẽ chỉ để giải trí, chỉ là một môn học phụ, không phải là thứ cần chú trọng như toán hay văn. Tôi thì vẫn luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, chỉ dám vẽ khi bố mẹ vắng nhà và cố gắng chăm chỉ học những môn học mà người lớn cho rằng là sau này có ích. Cũng may, khi ấy, ngoài vẽ tôi còn một hứng thú đặc biệt với sinh học, vậy là chuyển qua định hướng vào lớp chuyên sinh trường chuyên của thành phố với mục tiêu cao nhất là thi đại học vào ngành dược. Có lẽ, tương lai cũng đã vẽ sẵn để tôi hướng tới.
Thế nhưng, mọi thứ thay đổi khi tôi trượt lớp chuyên cấp 3 với điểm số suýt soát. Thất vọng và căng thẳng vì thay đổi môi trường mới, không đạt được mục tiêu ban đầu, lại thêm tư duy toán lí hóa khá yếu nên vào lớp 10, điểm số, lực học dù tôi cố gắng bao nhiêu cũng vẫn tụt xuống không phanh. Sự chán nản, căng thẳng, thất vọng về bản thân khiến tôi tìm lại với những trang giấy và chiếc bút chì. Tôi lại vẽ. Không hiểu sao mỗi khi vẽ tôi lại cảm thấy thoải mái mà say mê vô cùng.
Sau khi học gần hết lớp 10, nhờ một hội trại tư vấn tuyển sinh cho các anh chị lớp 12 mà tôi chính thức định hướng lại cho bản thân mình. Tôi muốn thi mỹ thuật ! Tôi nói với bố mẹ tôi về định hướng ấy. Theo lẽ thường tình, như đa số những ông bố bà mẹ khác, bố mẹ tôi phản đối. Lý do của sự phản đối ấy tôi cũng hiểu, bố mẹ tôi chỉ là công nhân, đồng lương khá ít ỏi, nuôi hai chị em tôi ăn học cũng đã chật vật lắm rồi, bố mẹ luôn muốn hai chị em học thật giỏi để sau này không phải khổ như bố mẹ. Mà những môn học bố mẹ cho là có tương lai vẫn luôn là toán, lí, hóa, văn, anh, sinh… Luôn không có chỗ cho vẽ. Hơn nữa, học phí để ôn thi mỹ thuật là một khoản tiền không hề nhỏ và mọi người vẫn luôn nghĩ, học vẽ sau này chỉ có thể làm họa sĩ, sự hiểu biết về ngành này chỉ có vậy, gia đình cũng không có ai làm hay học bất kì thứ gì về nghệ thuật . Sự ngăn cấm của bố mẹ có lẽ là sự lo lắng cho tương lai của tôi thì đúng hơn.
Nhưng khi định hướng thi vào mỹ thuật, tôi thực sự quyết tâm hơn rất nhiều, tìm được một định hướng mà mình thực sự thích, thực sự muốn theo đuổi, không có cảm giác căng thẳng hay chán chường như khi học các môn học văn hóa khác làm tôi kiên quyết hơn rất nhiều. Tôi tìm thêm các thông tin để thuyết phục bố mẹ. sau một thời gian khá dài, kết thúc lớp 10 với kết quả học tập khá bi đát do không chịu học, chỉ toàn vẽ, nghỉ gần hết 2 tháng hè thì mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi học vẽ. Bố thì vẫn không hài lòng khi tôi đòi thi mỹ thuật thay vì cố gắng theo đuổi định hướng ban đầu là trường dược. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng được học vẽ. Như được đặt vào đúng chỗ, tôi bị cuốn vào những buổi học chiều và tối, dường như tôi chỉ thực sự sống khi đi học vẽ, còn thời gian học văn hóa trên lớp chỉ như là một điều bắt buộc.
có một số game bỏ game rồi mà đâu có mất nick đâu
mà bỏ game rồi thì cần j nick nữa hoặc gửi cho người nào cày hộ là dc mà
Tham khảo :
Đặc điểm giống nhau | Điểm khác nhau |
Đều nói về một việc làm hoặc suy nghĩ nào đó kéo dài trong một thời gian lâu, hết sức tập trung. | hai từ có sắc thái khác nhau: “mê man” là biểu hiện của sự say sưa, thích thú của người làm việc hoặc suy nghĩ, còn “ miên man” là một suy nghĩ hoặc việc làm kéo dài. |
- Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
(Là cái gì? - Bảng và phấn; giấy và bút; )
- Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
(Là cây gì? - Cây phượng)
- Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
(Là cái gì? - Cái thước kẻ)
- Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?
(Là cái gì? - Cái bút mực)
HS chỉ ra được vị trí của chi tiết trong truyện: Khi Nhĩ nhờ con sang bên kia sông, con anh đi nhưng lại mải mê sa vào xem chơi phá cờ tướng bên lề đường mà bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
→ Chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
→ Bài học: biết vượt qua những cám dỗ, vòng vèo để hướng đến giá trị sống đích thực.
BPTT: liệt kê
Tác dụng: Cho người đọc thấy về những kỉ niệm trước khi làng chợ Dầu theo giặc trong suy nghĩ của ông Hai. Ông luôn nhớ đến làng mình ngày xưa
không ai hết