Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
May yêu dấu,
Tớ đã được nghe dì Hồng kể về cậu rất nhiều. Bởi vậy mà hôm nay, tớ viết bức thư này với mong muốn được làm quen với cậu. Đặc biệt, tớ muốn kể cho cậu nghe về nơi quê hương của tớ.
Đầu thư, tớ sẽ giới thiệu về bản thân mình. Tớ là Minh Anh. Năm nay tám tuổi, bằng tuổi cậu. Hiện tại, tớ đang là học sinh lớp 3A, trường tiểu học (tên trường). Môn học yêu thích nhất là môn Tiếng Anh. Những lúc rảnh rỗi, tớ thường đọc sách, xem hoạt hình. Tớ cũng rất thích tìm hiểu về các nước trên thế giới. Trong bức thư tới, cậu hãy kể cho tớ nghe về nước Mĩ nhé.
Còn bây giờ, tớ sẽ giới thiệu cho cậu về đất nước của tớ. Việt Nam là một nước nằm ở châu Á. Lịch sử của đất nước tớ đã trải qua hàng nghìn năm. Không chỉ vậy, đất nước của tớ có truyền thống văn hóa lâu đời. Thiên nhiên Việt Nam phân hóa rất đa dạng. Còn con người Việt Nam rất thân thiện, hiếu khách.
Thành phố mà tớ đang sống là Hà Nội - thủ đô của Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính.
Dĩ nhiên, một thành phố không thể làm nên vẻ đẹp của cả một đất nước. Nhưng Hà Nội đã mang những vẻ đẹp tiêu biểu nhất của Việt Nam. Tớ cũng tự hào khi được sinh sống ở thủ đô xinh đẹp này.
Dì Hồng kể rằng cậu là một cô gái rất dễ thương. Cậu còn thích đọc sách giống tớ. Và đặc biệt là May rất yêu thích đất nước Việt Nam phải không? Nếu như cậu có dịp đến thăm Việt Nam, tớ sẽ đưa cậu đi tham quan đất nước của tớ.
Cuối thư, tớ chúc cậu học tập thật tốt. Mong sớm nhận được hồi âm từ cậu.
Bạn của cậu
Khánh Ngọc
1. Đoạn văn được trích từ văn bản ''Ca Huế trên sông Hương''. Kiểu văn bản: Bút kí. Tác giả Hà Minh Ánh.
2. BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho câu văn có điểm nhấn, có nhạc điệu.
Cho thấy các giai điệu nhạc được biểu diễn và cách các nhạc công biểu diễn nhạc.
3.
a, Cụm CV mở rộng: ''làm nên... hồn người''
b, TP vị ngữ
4. Mời trầu (Quan họ Bắc Ninh)... (Em tự tìm thêm nữa nhé!)
Thời gian trôi đi nhanh quá, cứ âm thầm và lặng lẽ mà thấm thoát đã bốn năm tôi ngồi dưới mái trường này. Thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Ngô Sĩ Liên. Mới ngày nào, tôi còn là cô học trò mới bước vào ngôi trường với nỗi lo lắng, bỡ ngỡ thì giờ đây tôi đã là một học sinh lớp 9 và sắp phải xa mái trường thân yêu-ngôi nhà thứ hai của mình. Trong tôi lúc này đây thật nhiều cảm xúc đang đan xen lẫn lộn, vui có, buồn có, lo lắng có,… nhưng đặc biệt nhất vẫn là lo sợ. Tôi sợ vì phải xa thầy cô,xa mái trường, xa những đứa bạn ngày nào cùng tôi đùa nghịch và chọc ghẹo nhau,… và sợ cả khi phải tự mình bước chân vào một cánh cổng trường mới-cánh cổng trường THPT, điều đó khiến có đôi lúc tôi muốn lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về kì vọng và sự trông mong của thầy cô, nghĩ về niềm tin tưởng mà bạn bè gửi gắm cho tôi, tôi lại muốn đứng dậy để bước tiếp trên đường đua của mình. Và những lúc này, tôi thầm cảm ơn cuộc sống này đã đưa tôi đến mái trường này để tôi được học tập, được yêu thương, được bao bọc dưới tình thương của những người thầy cô đáng quý, những người bạn mà tôi chẳng thể tìm được ở đâu,… Ngôi tường của tôi tự hào mang tên nhà sử học nổi tiếng của quê hương Chương Mỹ-Ngô Sĩ Liên. Trường được thành lâp từ năm 1984, với 30 năm xây dựng và phát triển để cùng hòa nhập với giáo dục Thủ đô, không phải một thời gian quá dài nhưng cũng đủ để trường tôi xây dựng nên một bề dày thành tích đáng tự hào. Nhớ ngày nào, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời
Sau hơn nửa đời phiêu bạt, nay được trở về dưới mái trường xưa, với tôi, ký ức đẹp nhất, thân thương nhất vẫn là những tháng ngày được ngồi học dưới mái trường phổ thông cấp 3 Kim Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kim Anh) thân yêu này.
Tôi là cựu học sinh lớp D khóa 9 niên khóa 1972-1975 do thầy Dũng – cô Mỹ làm chủ nhiệm, sau sáp nhập vào lớp C do thầy No – cô Cúc làm chủ nhiệm (do học kỳ 1 lớp 10 có 4 đợt tuyển quân vào chiến trường đánh Mỹ).
Nhớ mới ngày nào thầy trò còn đào giao thông hào, hầm trú ẩn tránh bom đạn tại thôn Gia Trung khi trường sơ tán và những ngày thầy trò góp sức xây mới và cải tạo trường cũ tại thôn Thạch Lỗi sau khi Hiệp định Pari được ký kết, giờ đây trong ký ức của tôi vẫn đầy ắp những khuôn mặt thầy cô rất trang nghiêm nhưng tận tuỵ và nhân hậu, vẫn còn đây những trò tinh nghịch của bạn bè trong giờ ra chơi và giờ tan học …
50 năm là quãng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng cũng là dài so với cuộc đời mỗi người. 50 năm qua đánh dấu quá trình hình thành, phát triển vượt bậc của trường cấp 3 Kim Anh. Hôm nay, trở lại trường, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của nhà trường. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi học tập và giảng dạy tiên tiến, hiện đại; chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao, có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và thành phố.
Uống nước nhớ nguồn, 50 năm qua vinh dự là học sinh trường cấp 3 Kim Anh, tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục nghìn học sinh đã lên đường tới mọi miền Tổ quốc hoặc ra nước ngoài học tập, lao động. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã từng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, có nhiều người đã ra đi không trở về và nhiều người bỏ lại một phần máu thịt ngoài mặt trận để tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ luôn luôn là tấm gương soi sáng để chúng tôi noi theo suốt cuộc đời. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội, nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng tôi vẫn mãi mãi là học trò của trường cấp 3 Kim Anh.
Tôi cũng như bao bạn bè luôn trân trọng, biết ơn công dạy bảo của thầy cô. Sự thành công của chúng em hôm nay là nhờ thầy cô dạy dỗ, vun đắp và trang bị cho chúng em hành trang để vào đời, đó chính là: tình yêu quê hương, đất nước, là tình cảm trong sáng thời cắp sách tới trường, là lý tưởng sống, nhiệt huyết, lập trường kiên định để tự tin, vững bước trong mọi môi trường sống, kể cả khi ở trời tây hào nhoáng hay nhưng nơi chiến trường gian khổ, ác liệt một mất một còn với địch, trước mọi hiểm nguy hay cạm bẫy, cám dỗ trong bước đường công tác. Chúng em nguyện mãi mãi phát huy truyền thống vẻ vang của trường cấp 3 Kim Anh, phấn đấu không mệt mỏi, đóng góp hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng là học trò của thầy, cô.
Tham khảo nha em:
Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.
tình yêu quê hương đất nước _là một tình cảm thiêng liêng cao quý không thể thiếu trong cuộc sống . Lòng yêu nước được hiểu như là sự gắn bó yêu mến của người dân đối với tổ quốc mình. Dân tộc Việt Nam ta có 1 truyền thống nồng nàn yêu nước . Điều đó không chỉ thể hiện trong những năm chiến tranh mà còn thể hiện ở tinh thần góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó
“Cổng trường mở ra” kể về những tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Nếu đứa con đã chìm vào giấc ngủ say sưa. Thì người mẹ lại không thể ngủ được, cũng không thể tập trung vào công việc gì. Người mẹ đã nhớ về những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Mẹ còn nhớ đến ngày khai trường ở nước Nhật - một ngày hội của toàn dân. Mẹ cũng tin tưởng, hy vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập sau này. Văn bản “Cổng trường mở ra” đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.
“Cổng trường mở ra” kể về những tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Nếu đứa con đã chìm vào giấc ngủ say sưa. Thì người mẹ lại không thể ngủ được, cũng không thể tập trung vào công việc gì. Người mẹ đã nhớ về những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Mẹ còn nhớ đến ngày khai trường ở nước Nhật - một ngày hội của toàn dân. Mẹ cũng tin tưởng, hy vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập sau này. Văn bản “Cổng trường mở ra” đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.
CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐT
Tham khảo!
Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ : “Ai bảo chăn trâu là khổ ! “ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc ! |
Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.
Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?
“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.
Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.
Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.
Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :
“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.
Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.
Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?
Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.
Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.
Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.
Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.
Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.
Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.
Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.