K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tìm tại liệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Tìm câu trả lời cho câu hỏi năm 1982 có gì đặc biệt

- Rút ra những gì cần thiết nhất trong lượng thông tin đã tìm hiểu.

Lời giải chi tiết:

a. Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

4 tháng 3 2023

a) Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b) Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc.

5 tháng 3 2023

Đáp án B. Tình yêu cao cả dành cho Tố Quốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án: B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo

- Bố cục bài thơ: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “đều trọc tếu như nhau’: Sân khấu của những người lính đảo

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chưa biết gửi cho ai”: Hình ảnh người lính đảo qua những lời hát.

+ Phần 3: Còn lại: Tâm hồn của người lính đảo gửi gắm qua câu hát.

Câu 1Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đâya. Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dángSỏi cát bay như lũ chim hoang                                            (Trần Đăng Khoa)b. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữaCứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời                                           (Trần Đăng Khoa)c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,Như đứa trẻ thơ...
Đọc tiếp

Câu 1

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây

a. Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

                                            (Trần Đăng Khoa)

b. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

                                           (Trần Đăng Khoa)

c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

                                              (Chế Lan Viên)

d. Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

                                           (Lò Ngân Sủn)

 

1
29 tháng 8 2023

a. Tác dụng nhấn mạnh sự gian khó ở Trường Sa của những người lính đảo.

b. Tác dụng nhấn mạnh giúp người đọc có thể thấy được hoàn cảnh làm việc của những người lính nơi đây rất khắc nghiệt và đầy khó khăn. Tuy gian nan là thế nhưng những người lính nơi hải đảo vẫn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

c. Nhấn mạnh khát vọng trở về với đất nước, quê hương.

d. Tác dụng nhấn mạnh tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình

- Chỉ ra bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

4 tháng 3 2023

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.

“…Em bé của chị!Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút gánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ oà...
Đọc tiếp

“…Em bé của chị!

Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút gánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ oà cảm xúc...

Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm.

[….] Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “khu vực cách ly đặc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người”.

(Trích “Thư gửi em bé có mẹ bị nhiễm Covid 19 giành giải nhất viết thư UPU”, VnExpress, 11/5/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo văn bản, mọi người có tâm trạng thế nào khi em bé được ra đời?

Câu 3. Hãy tìm hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với suy nghĩ “hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người” không? Vì sao?

0