Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)
-Tôi 2: làm chủ ngữ.
(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn
-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)
-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay
-tôi 3: Là chủ ngữ
(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.
(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.
(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.
Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.
1. VƯỜN RAU, AO CÁ CỦA BÁC
Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.
Cuộc sống ở Việt Bắc khó khăn gian khổ nhiều. Tuy vậy dù bận đến đâu Bác cũng không quên nhắc nhở, động viên các cán bộ tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn. Ngày ngày, sau giờ làm việc lại thấy Bác đi tăng gia. Quanh khu vực Bác ở, mấy luống rau xanh, vài hốc bầu bí mọc lên là niềm vui, nguồn thúc đẩy anh em cùng làm theo Bác. Rau của Bác và các đồng chí cán bộ trồng tốt, nhiều khi ăn không hết, Bác lại nhắc đem sang tặng các cơ quan bên cạnh.
Khi về sống giữa Thủ đô, Bác vẫn giữ nếp quen lao động.
Năm đầu mới hoà bình có biết bao công việc bận rộn, nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian để tăng gia. Khu vườn trong Phủ Chủ tịch, lúc đầu, ngoài những chỗ trồng cây cũ còn có những khoảng đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, Bác bảo các đồng chí cán bộ:
- Bác cháu ta nên tổ chức khai hoang để lấy đất trồng rau ăn và trồng hoa cho đẹp.
Nghe lời Bác, buổi chiều nào mấy Bác cháu cũng vác cuốc ra vườn. Một thời gian sau, thay cho những đám cỏ hoang trước kia là những luống rau bắp cải, su hào xanh tươi mơn mởn. Trước ngôi nhà ở đã thấy các loại hoa khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt, trông thật vui mắt.
Cạnh nhà Bác ở còn có một ao tù cạn nước. Một lần, sau khi đi tưới rau về, Bác chỉ xuống ao vui vẻ bảo:
- Các chú sửa cái ao cạn này đi để nuôi cá thì rất tốt.
Theo ý Bác, mấy hôm sau các đồng chí cảnh vệ đã bắt tay vào sửa ao. Hàng ngày Bác thường ra động viên mọi người làm việc, Bác còn đem cả thuốc lá ra đưa tận tay cho từng người.
Công việc gần xong, Bác bảo:
- Ao đào sâu thế này Bác cháu ta sẽ thả được nhiều loại cá, như thế là tận dụng được thức ăn, không phí. Còn ở quanh ao, các chú thấy nên trồng cây gì cho đẹp?
Mọi người bàn tán sôi nổi. Người thì nêu ý kiến nên trồng hoa, người lại bàn trồng dừa, có người lại bảo trồng chuối… Mỗi người một ý. Nghe xong, Bác ôn tồn nói:
- Ý các chú đều hay cả, nhưng theo Bác thì ở xung quanh ta nên trồng râm bụt, cạnh bậc lên xuống ao trồng dừa, Bác cháu ta lại nhớ đến miền Nam.
Một thời gian sau, dừa và râm bụt đã lên xanh. Dưới ao, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác ra ao cho cá ăn. Sau tiếng vỗ tay nhè nhẹ của Bác, cá nổi lên tranh nhau đớp mồi.
Cá trong ao được Bác chăm sóc rất chóng lớn. Hàng năm cứ đến dịp Tết hoặc ngày lễ, Bác lại nhắc đánh cá để cho anh em cải thiện.
Đến thăm nhà Bác, đứng trước ngôi nhà, lòng ta bồi hồi xúc động bao nhiêu thì khi ra thăm vườn cây ao cá, thấy rau xanh tốt, cá trong ao vẫn sinh sôi nảy nở, từng đàn cá nổi đặc trên mặt ao đòi ăn rất đúng giờ, ta thấy vui vui. Và chính từ nơi đây, những chú cá xinh
QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU
Ngày Tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ.
Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.
Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên. Bác đi đến chỗ ông Đại tướng Ấn Độ và hỏi:
- Ngài Đại tướng có mang phu nhân sang đây không?
Vị Đại tướng râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:
- Thưa Chủ tịch, cảm ơn Chủ tịch, tôi chỉ mang theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.
- Thế thì Bác Hồ nói: Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.
Mọi người đều xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật vừa tự nhiên của Hồ Chủ tịch.
Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:
- Tết nhất, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.
Cả phòng khách bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài khách trong nước ùa đến bàn tiệc, cầm lấy táo, lê, bánh kẹo, nét mặt hớn hở.
Mình chỉ tìm được có 3 ý thui,câu bị động bn tự tìm ha,thông cảm nhá!
-Tại sao con người lại phải học tập?Bởi vì học tập giúp chúng ta tích lũy thêm kiến thức, mở manh tầm mắt, nhìn nhận rộng hơn về thế giới xung quanh.
-Ai trong chúng ta cũng biết rằng vì cơ sở vật chất kém, đơn vị phục vụ trong ngành giáo dục ít nên đa số bố mẹ của mn ở đây đều không được học 1 cách tử tế, đàng hoàng như bh nhg mặc dù có được cơ sở vật chất tốt hơn,trang thiết bị hiện đại,uy tín nhưng vẫn còn nhiều h/s bỏ lơ việc học và tập trung vào những thú vui khác(chơi điện tử,....)
-Vì tuổi h/s là giai đoạn thích hợp nhất để học tập, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.
~Thanks bạn nhiều. như thế này cũng đc mk sẽ tự viết thành bài~
Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.
Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.
Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.
Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:
“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”
“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”
Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dặn phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.
Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.
Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Tham khảo: