Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.
-Đài từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như Chủ ngữ, Vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
chúc bạn học tốt
*TGCP*
- Có tính chất cụ thể nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
*TGĐL*
- Các tiếng chứa tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
- Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó.
Từ ghép chính phụ
- Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
- Tiếng chính đứng trước tiếng phụ, nghĩa phụ bổ sung ý nghĩa của tiếng chính
Từ ghép đẳng lập
- Các tiếng chưa tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
- Có tính chất hợp nhĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
(1) Quần áo, giày dép, bút thước (2) Không vì hai từ này không bổ nghĩa cho nhau (3) Đối với các từ ghép đẳng lập, nghĩa của các tiếng tách rời bao giờ cũng hẹp hơn nghĩa của cả từ. Nghĩa của quần áo rộng hơn nghĩa của quần, áo; nghĩa của giày dép rộng hơn nghĩa của giày, dép
(1) giày , dép → giày dép
quần , áo → quần áo
mũ , nón → mũ nón
(2) Những từ ghép vừa tìm được ko phân thành tiếng chính và tiếng phụ được . Vì nó có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp . Có tính chất hợp nghĩa , nghĩa của từ ghép đó khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
(3) So sánh :
Nghĩa của từ '' bàn ghế '' có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng '' bàn '' và tiếng '' ghế ''
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...
- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....
- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...
- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...
- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...
a. Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:
+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:
+ dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...
- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Trời nhẹ dần lên cao.
+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng
- Câu để phân biệt các từ: vội, dội
+ Lời kết luận đó hơi vội.
+ Tiếng nổ dội vào vách đá.