Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: Phân lập vi sinh vật; nuôi cấy và giữ giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật; nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lý, di truyền của vi sinh vật,...
- Ý nghĩa của nghiên cứu vi sinh vật: Giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyển, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, qua đó con người có thể khai thác, ứng dụng chúng vào cuộc sống.
Câu 1:
1a. Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật.
- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
1b. Nêu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.
a. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh
- Ý nghĩa: Xác định được thành phần cấu tạo, đặc điểm của tế bào vsv, nhằm phục vụ nghiên cứu và ứng dụng
- Từ đó định hướng nghiên cứu và ứng dụng phù hợp
1c. Vì sao cần hạn chế bỏ chất rắn vào bể sinh học?
b. - VSV có kích thước rất nhỏ, Không có miệng, không tiêu hóa đc thức ăn dạng rắn
- Chúng hấp thu dinh dưỡng qua màng TB nên chỉ hấp thu được các chất dạng keo hay hòa tan
Câu 2:
2a. Khi làm sữa chua nên dừng lại ở pha nào để thu được sản phẩm tốt nhất? Nêu cách nhận biết thời điểm đó.
a. Để thu được sản phẩm tốt nhất nên dừng lại ở
- Cuối pha lũy thừa
- Hoặc đầu pha cân bằng
- Cách nhận biết thời điểm: sữa chua được ủ từ 4 đến 8 giờ, sữa chua đông đặc lại do acid làm protein trong sữa kết tủa lại, không bị tách lớp.
2b. Bạn A làm sữa chua thành công và đã cho vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng bạn lại để quên một lọ gần vị trí bếp gas. Sau hai ngày, bạn A thấy lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi. Hãy cho biết quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn lên men có trong lọ sữa chua bị hỏng đang ở pha nào, tại sao?
b. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn lên men có trong lọ sữa chua bị hỏng đang ở pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục
Do vi khuẩn lactic sinh trưởng mạnh è chất dinh dưỡng trong lọ sữa chua cạn kiệt dần, các chất độc tăng è số lượng vi khuẩn lactic chết tăng dần
Lượng lactic acid giảm è VSV gây thối hỏng phát triển làm hỏng sữa chua
2c. Nên ngâm rau trong nước muối với nồng độ và thời gian như thế nào để đảm bảo vừa diệt khuẩn và rau không bị hư hỏng. Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm.
c. Nên ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 5% trong thời gian từ 5 – 10 phút. Nếu ngâm quá lâu hoặc nồng độ muối cao, môi trường ưu trương trong rau bị rút ra, rau bị héo, nhũn.
- Nồng độ cao tạo ra môi trường ưu trương è nước từ trong tế bào vi khuẩn,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến VSV gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phầm được
Câu 4 Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon?
Người ta áp dụng hình thức lên men lactic tự nhiên
Cần lưu ý:
- Nguyên liệu tươi sạch, Tiệt trùng (vệ sinh) dụng cụ.
- Phải cho đủ luwognj muối, nhưng không được quá nhiều vì sẽ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được, ít muối thì VK gây bệnh phát triển.
- Tạo điều kiện khi cho VK Lactic phát triển thuận lợi (ngập nước)
- Ngoài ra: nhiệt độ thích hợp: 20-35 độ, có thể bổ sung thêm 1 ít nước dưa cũ nếu có để cung cấp VK lactic.
Câu 5
5a. Sinh khối vi sinh vật được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng như thế nào?
a. Trong chăm sóc sực khỏe cộng đồng, sinh khối VSV được sử dụng để:
- Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học như: kháng sinh, enzyme, các chất kích tích/ ức chế sinh trưởng,… để điều trị và chuẩn đoán bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
- Chế biến trực tiếp thành các sản phẩm lên men vi sinh (probiotics), thực phẩm chức năng (functional foods) để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, nâng cao sức đề kháng với các bệnh tật cho con người.
5b. Kể tên 4 sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh?
b. 1 số sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh
* Nông nghiệp
- Phân bón hữu cơ vi sinh
- Thuốc bảo vệ thực vật BT (Thuốc trừ sâu từ VSV)
* Đồ ăn, thức uống
- Rượu vang
- Bia
- Bánh mì
- Nước tương
- Nước mắm
- Mì chính
* Y học
- Thuốc kháng sinh prnilcillin (chống nhiễm khuẩn vết thương)
- Sản xuất kháng sinh Streptomycan (điều trị viêm phổi)
- Vaccine phòng bệnh
- Sản xuất insulin (chữa bệnh tiểu đường)
5c. Kể tên 4 loại vaccine phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.
c. Kể tên 4 loại vaccine do vi khuẩn gây ra
- Vaccine phòng lao
- Vaccine phòng uốn ván
- Vaccine phòng não mô cầu
- Vaccine phòng thương hàn
- Vaccine phòng bạch hầu
- Vaccine phòng ho gà
- Vaccine phòng phế cầu
Các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết:
- Kính hiển vi
- Dao mổ
- Kính lúp
- Áo bảo hộ
Kính hiển vi, kính lúp, ống nghiệm, pipet, giá đỡ, đèn cồn, bộ đồ mổ, khay mổ,...
- Các loại thiết bị: kính hiển vi, kính lúp, hộp đựng vật thí nghiệm, và các dụng cụ khác.
- Các phương pháp: Phương pháp quan sát, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.
- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Để tìm hiểu một vấn đề sinh học, cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất.
- Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tùy từng đối tượng và vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp nghiên cứu sinh học thích hợp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất.
Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên,em cần tuân theo những quy định sau đây:
- Dùng găng tay,kính bảo hộ,... để tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Thực hiện thí nghiệm nghiêm túc
• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…
- Cầu khuẩn: Staphylococcus, Diplococcus, Streptococcus,…
- Phẩy khuẩn: Vibrio,…
- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,…
• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc:
- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.
- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.
- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
- Các bước để thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật:
+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
+ Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
+ Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
+ Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.
Vấn đề | Phương pháp nghiên cứu | Các bước thực hiện nghiên cứu |
a) Xác định hàm lượng đường trong máu | Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm | - Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm + Chuẩn bị máy đo đường huyết, cồn sát trùng, kim chích. - Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm + Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo + Lắp kim lấy máu vào ống bút + Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn + Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác. + Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về + Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn. + Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo. + Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu. + Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn - Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm + Báo cáo chỉ số đo đường huyết thu nhận được. + Tham chiếu với chỉ số đường huyết tiêu chuẩn để đưa ra đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe. - Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm. |
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ | Phương pháp thực nghiệm khoa học | - Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm + Chuẩn bị vườn cây thí nghiệm (cây trồng 18 tháng có thể xử lí ra hoa). + Chọn loại tác nhân tác động để thiết kế mô hình thí nghiệm: Ví dụ chọn tác nhân thời gian chiếu sáng thì chia làm các lô thí nghiệm với thời gian chiếu gian vào ban đêm khác nhau như 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ,… (mỗi lô thí nghiệm cần có đủ số lượng cây nhất định khoảng 50 - 100 cây cho mỗi lô). - Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu + Tiến hành tưới nước và bón phân cho các cây với chế độ như nhau. + Theo dõi, ghi chép tỉ lệ ra hoa, năng suất quả giữa các lô thí nghiệm. - Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập và báo cáo kết quả thực nghiệm + Lập bảng so sánh tỉ lệ ra hoa, năng suất quả từ đó rút ra kết luận về thời gian chiếu sáng vào ban đêm thích hợp để kích thích thanh long ra hoa trái vụ. |
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người | Phương pháp quan sát | - Bước 1: Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát + Đối tượng quan sát: Cấu tạo của cơ thể người. + Phạm vi quan sát: Tranh ảnh, mô hình cấu tạo của cơ thể người. - Bước 2: Xác định công cụ quan sát + Quan sát trực tiếp bằng mắt thường. - Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được + Tiến hành ghi chép bằng sổ tay, máy ảnh,… để ghi nhận về các phần, các cơ quan cấu tạo cơ thể người. |
Cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn Sinh học vì:
- Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Khi phối hợp các phương pháp với nhau phát huy được ưu điểm của các phương pháp đồng thời khắc phục những nhược điểm có ở mỗi phương pháp.
- Sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu có thể sẽ tạo ra nhiều kết quả khác nhau, nhờ đó làm đa dạng và phong phú hơn nội dung nghiên cứu, tránh lặp lại một cách đơn điệu.
- Phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu giúp khai khác tối đa thông tin, dữ liệu và các nội dung liên quan.
6/
Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm:
- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
- Phương pháp nuôi cấy.
- Phương pháp phân lập vi sinh vật.
- Phương pháp định danh vi khuẩn.
7/ Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật khác: Cấy chuyển, soi tươi, nhuộm gram,...