Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây để nước không ngấm ra toàn bộ chậu trồng cây mà chỉ chảy từ từ ở một phía, như vậy mới xác định được sự phát triển của rễ cây hướng đến nguồn nước.
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:
Bước tiến hành | Giải thích |
Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. | Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp: - Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên. - Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới. |
Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. | Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm. |
Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng. | Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B. |
Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B. | Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau. |
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:
Bước tiến hành | Giải thích |
Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). | Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B. |
Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa. | Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp: - Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía. - Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy). |
Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. | Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ. |
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.
- Bước 2: Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.
- Bước 3:
+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.
+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay và tưới nước.
- Bước 4:
+ Khay 1: Treo khay nghiêng một góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.
+ Khay 2: Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều hằng ngày.
- Bước 5: Theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rẽ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.
*Sau 2 tuần ta có thể thu được kết quả:
- Khay 1: Cây đỗ mọc nghiêng 1 góc 45 độ với rễ cây mọc hướng hẳn về hướng có nguồn nước.
- Khay 2: Câu đỗ sinh trưởng bình thường mọc thẳng đứng.
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì ngọn cây sẽ mọc thẳng do tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng như nhau.
1: Tia phản xạ không xuất hiện trên mặt phẳng tới
2: Góc tới bằng góc phản xạ
3: Kết luận:
-Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
-Góc phản xạ bằng góc tới.
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây vì:
- Phải trùm túi nylon trong suốt để cây vẫn nhận được ánh sáng đảm bảo cho khí khổng mở ra → quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra bình thường đồng thời việc trùm túi nylon trong suốt cũng đảm bảo việc quan sát kết quả thí nghiệm được dễ dàng hơn (nếu có hơi nước thoát ra sẽ làm phần túi nylon bị mờ đục).
- Phải trùm kín toàn bộ phần lá cây vì nếu trùm không kín thì hơi nước sẽ bị thoát ra ngoài môi trường, không đảm bảo được tính chính xác của kết quả thí nghiệm.
\(\text{#ID07 Grey.DN}\)
Câu 1:
- Các loài cây có lá bị biến đổi như cây xương rồng, bộ phận thực hiện quá trình quang hợp cho cây là các bộ phận như thân, cành có chứa chất diệp lục sẽ thực hiện quá trình quang hợp cho cây.
Câu 2 - câu này là câu thực hành nên bạn có thể xem trong sgk nha :v
Câu 3:
- Trên thực tế, nhu cầu về lượng ánh sáng của từng loại cây khác nhau. Có những loại cây cần ánh sáng mạnh thì cần được ở ngoài môi trường nhận nhiều ánh sáng, cũng có loại cây không có nhu cầu về lượng ánh sáng. Những loại cây được trồng ở trong nhà thường là những loại cây ưa bóng tối, vì vậy chúng không có nhu cầu về ánh sáng để thực hiện các quá trình trao đổi.
- Khi trồng cây ở trong phòng khách, cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 khiến phòng khách sẽ trở nên thông thoáng, thoải mái hơn.
- Một số tác dụng của việc trồng cây trong phòng khách:
+) Lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại và chất bức xạ từ các thiết bị điện tử,...
Câu 4:
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:
`+)` Nước
`+)` Nồng độ Oxygen
`+)` Nồng độ Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ
Câu 5:
- Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp:
`+)` Ánh sáng
`+)` Nước
`+)` Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ.
3. Ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton kín có đục lỗ để tập trung ánh sáng về một phía thành cốc.
4.
Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.
Cốc A: Cây con mọc nghiêng hướng hết về phía được đụng lỗ (phía có ánh sáng)
Cốc B: Cây mọc thẳng toả đều về các phía.