K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây để nước không ngấm ra toàn bộ chậu trồng cây mà chỉ chảy từ từ ở một phía, như vậy mới xác định được sự phát triển của rễ cây hướng đến nguồn nước.

Thực vật thu nhận và sử dụng nước, chất dinh dưỡng chủ yếu qua việc hút nước và muối khoáng ở rễ cay

Kết luận của ông Gian Van Hen – môn là không đúng.Bởi vì ngoài thì nước cây còn cần các chất dinh dưỡng khoáng khác lấy từ đất để cho nó phát triển. Bằng chứng là khối lượng đất có sự giảm đi.

26 tháng 2 2023

người ta thường khoét những cái lỗ dưới đáy chậu cây là vì khi tưới nước hoặc có mưa nhiều nếu không có các lỗ đó cây sẽ không thoát nước được dẫn đến việc cây bị chết do rễ bị úng 

26 tháng 2 2023

 Ý 1: Người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây để giúp cây loại bỏ lượng nước thừa mà cây không hấp thụ được, giảm thiểu các tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

---

Ý 2:

- Trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp để tạo độ thoáng khí cho đất giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn. Khi rễ cây có đủ oxygen, rễ cây sẽ có thể tiến hành hô hấp mạnh tạo ra áp suất thẩm thấu cao, thuận lợi cho rễ hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Cây chỉ hút và vận chuyển được các chất khoáng ở dạng hòa tan. Vì vậy, sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây để các chất dinh dưỡng trong phân được hòa tan nhờ đó cây có thể hấp thụ được.

22 tháng 2 2023

a) Thí nghiệm này đã trình bày cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non → Thí nghiệm này thuộc bước 3 – Kiểm tra giả thuyết trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh.

b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non:

• Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?

• Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

• Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.

- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.

- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm:

+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.

+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.

+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.

+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.

• Bước 4: Phân tích kết quả

- Kết quả:

+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.

+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.

+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.

- Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

• Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

BÁO CÁO

TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON

Người thực hiện: Nguyễn Văn A

1. Mục đích

- Tìm hiểu xem ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây con.

2. Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

a) Mẫu vật

- 10 hạt đỗ giống nhau.

b) Dụng cụ thí nghiệm

- 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.

c) Phương pháp thực hiện

- Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.

- Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.

- Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.

- Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.

3. Kết quả và thảo luận

- Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.

- Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.

- Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.

→ Sức sống của cây con ở nơi có ánh sáng mặt trời sẽ tốt hơn.

4. Kết luận

- Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

26 tháng 2 2023

Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ nhằm giúp cây có thể hấp thu được ánh sáng để quang hợp, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

22 tháng 2 2023

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì ngọn cây sẽ mọc thẳng do tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng như nhau.

19 tháng 4 2023

Mẩu natri tan dần trong nước, mẩu natri tan và quay tròn, có xuất hiện khí không màu thoát ra, khí đó là khí hidro.

 

19 tháng 4 2023

Khi cho Na vào nước xảy ra phản ứng mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, ta sẽ thấy hiện tượng sủi bọt khí do sinh ra khí không màu là H2

2Na+2H2O→2NaOH+H2

Khi cho cả cục natri vào nước, phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa rất nhiều nhiệt, dẫn đến bốc cháy.

 
23 tháng 2 2023

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp:

- Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên.

- Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm.

Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng.

Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B.

Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:

 

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B.

Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa.

Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp:

- Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía.

- Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy).

Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ.