Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…
- Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.
Hai cuộc tháo chạy đều là hình ảnh hỗn loạn, nhục nhã đến ê chề nhưng hai đoạn văn được viết bằng hai giọng điệu khác nhau. Khi miêu tả cuộc tháo quân của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, gấp gáp hàm chưa sự hả hê, sung sướng trước kết cục thảm bại của lũ cướp nước. Còn đoạn miêu tả cuộc rút chạy của vua tôi Lê chiếu Thống nhịp điệu chậm, âm lượng có phần ngậm ngùi, chua sót trước sự sụp đổ của một vương chiều mà mình từng tôn thờ.
Bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống)
+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn hạ trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận
+ Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…
+ Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi
- Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh
+ Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ
Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc thết đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.
1. Ngô gia văn phái là cận thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết về Quang Trung một cách hào hùng, bởi vì họ nhận ra rằng Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng, đã giúp nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
2. Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung:
* Quang Trung nhắc nhở quân sĩ về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
* Quang Trung động viên quân sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
* Quang Trung kêu gọi quân sĩ đoàn kết, thống nhất, một lòng một dạ đánh giặc.
* Quang Trung hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong chiến đấu.
3. Hình tượng nhân vật Quang Trung:
* Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng.
* Quang Trung là một người có tầm nhìn chiến lược, biết cách dùng người tài.
* Quang Trung là một người có lòng nhân từ, biết thương yêu binh sĩ.
* Quang Trung là một người có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn, gian khổ.
4. Phân tích hai cuộc tháo chạy:
* Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Quân Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy tán loạn, không còn một chút ý chí chiến đấu.
* Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua Lê Chiêu Thống và các bề tôi bỏ chạy sang Trung Quốc, sống cuộc đời lưu vong.
5. Trong văn bản có 2 giọt nước mắt:
* Giọt nước mắt của người thổ hào: Người thổ hào khóc vì tiếc thương cho cái chết của những người lính đã hy sinh trong trận chiến.
* Giọt nước mắt của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua tôi Lê Chiêu Thống khóc vì tủi nhục, xấu hổ khi bị quân Tây Sơn đánh bại.
Nhận xét:
* Hai giọt nước mắt trong văn bản là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát, tủi nhục.
* Những giọt nước mắt này là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
* Những giọt nước mắt này cũng là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình.
Lời phủ dụ của Quang Trung đối với nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An đã được làm rõ qua 12 câu dẫn trực tiếp và câu ghép nối:
Quang Trung nói: "Anh em hãy lắng nghe lời của ta. Chúng ta đã chiến đấu từ lâu, đánh bại quân xâm lược, nhưng chúng ta cần phải cùng nhau tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước. Ta tin rằng nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An sẽ không ngại khó khăn và sẽ đứng vững bên ta."
Quang Trung tiếp tục: "Chúng ta đã chứng minh được sức mạnh của mình trong những trận đánh trước đây. Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tự do và công bằng. Chúng ta không thể để cho quân xâm lược tiếp tục áp bức và cướp đoạt tài nguyên của dân tộc. Hãy cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và đánh bại kẻ thù."
Quang Trung cũng nhấn mạnh: "Nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An là một phần quan trọng của cuộc chiến này. Chúng ta cần phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kế hoạch chiến lược. Chỉ có bằng sự đoàn kết và sự tin tưởng vào nhau, chúng ta mới có thể đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước."
Cuối cùng, Quang Trung kết luận: "Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tương lai của con cháu chúng ta. Hãy là những người anh hùng, những người chiến sĩ không sợ gian khó. Hãy cùng nhau đi vào trận địa, với lòng dũng cảm và quyết tâm, để chúng ta có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh và tự do."
Tham khảo:
- Những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Tống: không nghe tin cấp báo gì cả. Cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi việc bất trắc.
- Cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa đóng không yên, người không kịp mặc áo giáp,... sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
- Điều đó khiến em có suy nghĩ: vua Quang Trung là vị tướng rất mưu lược,kì tài,cách đánh bí mật.Nhờ cách đánh này mà bọn quân Thanh đã thất bại thảm hại trước quân của ta.
- Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh:
+ do bọn tướng chỉ huy như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống hèn nhát, bất tài, vô dụng,chỉ biết ăn chơi, không lo việc luyện binh
+ quân sĩ của quân Thanh cũng như mấy tên chỉ huy của chúng, chỉ biết ăn chơi, không chịu tập luyện
+ do chiến lược, cách dùng binh tài tình,mưu lược,sáng suốt của vua Quang Trung
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247 (Butter07)
- Những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Tống: không nghe tin cấp báo gì cả. Cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi việc bất trắc.
- Cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa đóng không yên, người không kịp mặc áo giáp,... sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
- Điều đó khiến em có suy nghĩ: vua Quang Trung là vị tướng rất mưu lược,kì tài,cách đánh bí mật.Nhờ cách đánh này mà bọn quân Thanh đã thất bại thảm hại trước quân của ta.
- Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh:
+ do bọn tướng chỉ huy như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống hèn nhát, bất tài, vô dụng,chỉ biết ăn chơi, không lo việc luyện binh
+ quân sĩ của quân Thanh cũng như mấy tên chỉ huy của chúng, chỉ biết ăn chơi, không chịu tập luyện
+ do chiến lược, cách dùng binh tài tình,mưu lược,sáng suốt của vua Quang Trung