K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2016

a) Zn +  2HCl → ZnCl+ H2

b) mZn= 32,5g→ nZn=m/M= 32,5/65= 0,5 mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

1mol    2mol  1mol    1mol

0,5mol→ 1mol→ 0,5mol→ 0,5mol

mHCl= n.M = 1.(1+35,5)=36,5 g

c) VH2= n.22,4= 0,5.(1.2)= 1 lít

d) mZnCl2= n.M= 0,5.( 65+ 35,5.2)= 68 g

 

14 tháng 12 2016

1.Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng sinh ra trong cơ thể thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho sự sống và liên quan chặt chẽ tới chuyển hóa chất. Trong quá trình biến đổi năng lượng không sinh thêm và cũng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Năng lượng chuyền hóa trong cơ thể theo trình tự như sau:

-Qua hoạt động ăn uống để lấy chất dinh dưỡng.

-Qua hoạt động tiêu hóa để biến thức ăn thành chất dinh dưỡng.

-Nhờ hoạt động hô hấp oxi hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của con người.

17 tháng 12 2016

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng)

VD: cá chép...

Sinh sản hữ tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa teesbaof sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng)

VD: thỏ

6 tháng 12 2016

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

5 tháng 3 2017

sinh sản là quá trình hình thành cá thể mới, đảm bào sự phát triển liên tục của loài.

*Sự giống nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính:

-Đều có cá thể mới được tạo ra.

* Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính là:

Sinh sản vô tính

- là hình thức sinh sản không có sự hơp nhất của giao tử đực và giao tử cái

- Con được sinh ra giống nhau và giống mẹ

VD:Sinh sản sinh dưỡng ở cây thuốc bỏng, sinh ản bằng bảo tử của cây dương xỉ và cây rêu,sinh sản phân đôi ở trùng roi,...
Sinh sản hữu tính

là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

- Con được sinh ra giống cả bố và mẹ

VD:Phấn ở cây mướp cái được cây mướp đực thụ phấn thì phát triển thành quả,Chim trống và chim mái giao phối với nhau thì chim mái đẻ ra trứng và trứng phát triển nở ra chim con,...

học tốt nha

1. Nguyên tử trung hòa về điện vì: A.Có số proton lớn hơn số electron B.Có số protonnhỏ hơn soos electron C.Có số proton bằng số electron D.Cấu tạo bởi 3 loại hạt: electron, proton và nơtron 2.Trong trường hợp chất Na2O thì nguyên tố Natri có hóa trị là: A.I B. II C. III D.IV 3.Thế nào là hiện tượng hóa học? A. Là hiện tượng biến đỏi chất nhưng vx giữ nguyên...
Đọc tiếp

1. Nguyên tử trung hòa về điện vì:

A.Có số proton lớn hơn số electron B.Có số protonnhỏ hơn soos electron

C.Có số proton bằng số electron D.Cấu tạo bởi 3 loại hạt: electron, proton và nơtron

2.Trong trường hợp chất Na2O thì nguyên tố Natri có hóa trị là:

A.I B. II C. III D.IV

3.Thế nào là hiện tượng hóa học?

A. Là hiện tượng biến đỏi chất nhưng vx giữ nguyên chất ban đầu

B.Là hiện tượng chất chỉ thay đổi màu sắc, trạng thái tồn tại

C/Là hiện tượng chất chỉ thay đổi hình dạng, kích thước

D.Là hiện tượng biến đổi chất có sinh ra chất ms

4.Ở đktc, 0,5mol khí oxi có thể tích là:

A.2,24 lít B.11,2 lít C.44,8 lít D.22,4 lít

5.Một mol khí Hiđrô có:

A. 6,022.10\(^{23}\)phân tử khí hidro B.6,022.10\(^{23}\)nguyên tử khí hidro

C.6,022.10\(^{22}\)phân tử khí hidro D.6,022.10\(^{22}\)nguyên tử khí hidro

6.Khí A có tỉ khối so vs khí hidro là 16. A là khí nào trg các khí sau đây?

A. CO2 B. N2 C.O2 D. Cl2

7. Trg hợp chất CaCO3, nguyên tố O có % về khối lượng là:

A.24% B.48% C. 12% D. 50%

8. Trg khí thở ra của cta có

A.Lượng khí Oxi nhiều hơn khí Cacbonic B. Lượng khí Cacbonic nhiều hơn khí Oxi

C.Hàm lượng hai khí bằng nhau D. Chỉ có khí Cacbonic, không có khí Oxi

9.Trg các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào biểu hiện sự sinh trưởng?

A.Hạt đậu nảy mầm thành cây con B.Cây ngô ra hoa, cho hạt

C. Con gà đẻ trứng, ấp nở thành gà con D. Người ăn đủ chất nên tăng nhanh cân nặng

10. Loài sinh vật nào sau đây sinh sản bằng hình thức phân đôi cơ thể?

A. Dương xỉ B. Cây rau cải C.Trùng roi D. Thủy tức

11.Loài sinh vật nào sau đây sinh sản hữu tính?

A. Giun dẹp B. Thủy tức C.Trùng sốt rét D.Con Gà

12.Trong các trường hợp sau, phản xạ nào là phản xạ có đk

A. Thấy đèn đỏ thì dừng lại B. Trời lạnh thì nổi da gà

C. Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại D.Trời nóng thì toát mồ hôi

13.Vi khuẩn sinh sả bằng hình thức nào trong số các hình thức sinh sản sau?

A.Mọc chồi B. Hữu tính C. Bào tử D. Trực phân

14. Hệ cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí?

A. Hệ tuần hoàn B. Hệ tuần hoàn C. Hệ hô hấp D. Hệ thần kinh

\(^{23}\)

0
1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết...
Đọc tiếp

1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?

2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?

3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?

4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết những chất được trao đổi giữa cây xanh với môi trường là gì ?

5/ Hãy dự đoán, điều gì sẽ xảy ra nếu cây ngừng trao đổi những chất trên với môi trường.

6/ Em hãy đọc những thông tin ở trên và cho biết

- Vai trò của nước với cây.
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá.

7/ - Ý nghĩa của quá trình toát mồ hôi qua cơ thể
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước ?
-Các cách đảm bảo đủ nước cho cơ thể hằng ngày (nên uống nước vào những khoảng thời gian nào trong ngày ?)

8/ Bảng 8.2. "Thức ăn" của thực vật và con người

STTThực vật Con người
1  
2  
3  
...  

Bạn nào trả lời mình tick cho (câu nào được thì trả lời nha)

3
19 tháng 10 2016

1) Trong nước bọt của người có chứa enzim amilaza có tác dụng phân giải tinh bột( bánh) thành đường mantozo nên ta thấy có vị ngọt

2) Trong quá tình quang hợp cây xanh lấy khí CO2 và thải ra khí oxi

19 tháng 10 2016

Ăn bánh thấy ngọt vì trong bánh có chứa ít nhiều chất bột đường.

Trong quá trình quang hợp, cây xanh hút khí oxi và thải ra khí cabonic.

Mấy câu sau tui k hok sashc Vnen

12 tháng 12 2016

6.Các phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, được di truyền, mang tính chất của loài, tương đối ổn định trong suốt đời sống của cá thể, là phản xạ phát sinh khi có kích thích thích ứng tác động lên các trường thụ cảm nhất định. Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ tập nhiễm được trong đời sống của cá thể, mang tính chất của cá thể, có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa, là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác động lên các trường thụ cảm khác nhau.

Các phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở của bất cứ phản xạ không điều kiện nào, nên có thể phân loại các phản xạ có điều kiện theo các phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên, theo cách thức hình thành, theo tính chất của các kích thích có thể phân chia các phản xạ có điều kiện thành các phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện nhân tạo.

12 tháng 12 2016

1.Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống.