Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo-2-
Vị trí : Châu Âu thuộc lục địa Á - Âu, nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B , có 3 mặt giáp biển : Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải
Địa hình : gồm 3 phần :
_ Núi già ở phía Đông
_ Miền đồng bằng ở giữa
_ Núi trẻ ở phía Tây
Khí hậu : gồm 4 kiểu khí hậu :
_ Khí hậu ôn đới lục địa
_ Khí hậu ôn đới hải dương
_ Khí hậu địa trung hải
_ Khí hậu hàn đới
Sông ngòi : Có mật độ dày đặc, lượng nước dồi dào. Lớn nhất là sông Đa-nuyp, sông Rai-nơ và sông Von-ga. Sông bị đóng băng vào mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông
Thực vật : do ảnh hưởng của khí hậu nên từ Tây sang Đông có rừng lá rộng => rừng hỗn giao => rừng lá kim, phía Đông Nam có đồng cỏ, ven địa trung hải có cây bụi ga-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3 Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi từ tây sang đông nên cũng làm cho thực vật thay đổi từ tây sang đông. + Phía tây có khí hậu ôn hòa, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn nên rừng lá rộng phát triển. + Vào sâu trong đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá kim phát triển.---------------------------------------------------------------------------4 Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hưởng nhiều của dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương. Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông.
1.
- Khí hậu:
+ Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C.
+ Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
- Sinh vật:
+ Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.
+ Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
+ Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
3. Vai trò của biển và đại dương.
- Là môi trường sống sinh vật biển
- Là nơi cung cấp nhiều loại thủy – hải sản làm thực phẩm quan trọng cho con người , là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản .
- Là nơi cung cấp muối.
- Là nơi nghỉ ngơi , an dưỡng và du lịch hấp dẫn.
- Các quần đảo và rạn san hô là khu vực bảo tồn thiên nhiên, thắng cảnh du lịch hoặc đặc khu kinh tế.
- Góp phần điều hòa khí hậu, góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của khí quyển
- Thực vật thủy sinh trong biển và đại dương còn hút CO2 để quang hợp và nhả O2 vào khí quyển CO2+H2O ->C6H12O6+O2
- Vì vậy, biển và đại dương còn được gọi là “ lá phổi xanh thứ 2” của trái đất ( sau rừng)
- Các vùng cửa sông , các vùng bãi lầy, các vùng ngập mặn ven bờ …là nơi nuôi trồng thủy hải sản,hoặc có các kiểu rừng ngập mặn đặc trưng có giá trị kinh tế cao và còn là kho các đa dạng sinh học.
- Biển và đại dương còn chứa một nguồn năng lượng lớn
Tham khảo!
1.
Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:
- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000 m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.
2.
Đặc điểm địa hình:
-Chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa,cao trung bình 750m
-Có ít núi và đồng bằng(nhỏ hẹp,phân bố chủ yếu ở ven biển)
-Phía Đông có nhiều địa hình cao như sơn nguyên Êtiôpia,sơn nguyên Đông Phi
*Đặc điểm khí hậu;
-Nóng,nhiệt độ trung bình năm hơn 20 độC
-Khô,lượng mưa ít,phân bố không đều và giảm dần về 2 chí tuyến
Tham khảo
câu 1: Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:
- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000 m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.
câu 2:
Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.
bạn tham khảo ở đây nha :
Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi | Học trực tuyến
Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến
tham khảo
Môi trường | Đặc điểm | Sự thích nghi của thực vật và động | Hoạt động kinh tế |
Hoang mạc | Khí hậu khắc nghiệt | Hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể | _ Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, chuyển hàng hóa qua sa mạc, trồng trọt ở các ốc đảo _ Hiện đại: Khai thác dầu mỏ, du lịch, khai thác nước ngầm |
Đới lạnh | Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo | Thực vật: Còi cọc, thấp lùn, chủ yếu là rêu và địa y Động vật: Lớp da, lông, mỡ dày và không thấm nước. Một số động vật di cư, số còn lại ngủ đông | Chăn nuôi (Tuần lộc), đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý để lấy thịt, da và lông |
Vùng núi | Khí hậu thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi | Thực vật phân tầng theo độ cao và phát triển nhiều tại phía sườn đón nắng | Cổ truyền: Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và chế biến nông sản. Thủ công: dệt vải, dệt len, làm đồ mĩ nghệ Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, thủy điện, chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông |
Câu 4 sự thích nghi của động thực vật ở hoang mạc: Thực vật cằn cỗi, thưa thớt ,động vật rất hiếm.Thực động vật tự hạn chế sự mất nước ,tăng cường và dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
TK:
1.
*Về vị trí:
- Đới ôn hòa:
+ Khoảng ở hai chí tuyến đến vòng cực của hai bán cầu
- Hoang mạc:
+ Nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa địa lục Á-Âu
- Đới lạnh:
+ Khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Vùng núi:
+ Ảnh hưởng bởi yếu tố độ cao
*Về khí hậu:
- Đới ôn hòa:
+ Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng
- Hoang mạc:
+ Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.
+ Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.
- Đới lạnh:
+ Lạnh lẽo, khắc nhiệt
+ Vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt
+ Mùa đông rất dài, rất lạnh, có bão tuyết dữ dội
- Vùng núi:
+ Khí hậu thay đổi theo độ cao và sườn núi
2.Hoang mạc phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang
3.Ngoài ra còn có tác nhân khiến sự hình thành quá trình sạt lở như địa hình và độ dốc sườn, thành phần đá gốc và vỏ phong hóa, lượng mưa, độ che phủ rừng và thảm thực vật… ở khu vực xảy ra trượt đất.
4.Lượng khí thải ở đới ôn hòa tăng dần qua các năm.
Có sự gia tăng đó là vì:
- Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông.
- Vụ nổ hạt nhân.
- Các hiện tượng tự nhiên: cháy rừng, núi lửa.
- Rác thải sinh hoạT
theo mình là :
1 ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm
2 Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.