Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đ3 : Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho!
Tôi xin kể lại như sau:
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa!
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo.
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai:
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu:
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không?
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.
Đề 1 . Bạn tham khảo nhé
(1) các câu trong văn bản bài toán dân số có sử dụng dấu ngoặc đơn .
-đó là với điều kiện mỡi gia đình chỉ có hai con,và đã trừ đi tỉ lệ tử vong(kể cả dịch bệnh hoặc chiến tranh không qá 5%)
-> tác dụng của dấu ngoặc đơn :bổ sung thêm về tỉ lệ người tử vong
- theo thống kê của hội nghị cai-rô (Ai cập) họp ngày 5-9-1994thif tỉ lệ sinh con của một người phụ nữ
->tác dụng của dấu ngoặc đơn :bổ sung thêm và cho biết hội nghị cái-rô thuộc nước nào
(2) nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu đó ko thay đổi vì phaanftrong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ ,bổ sung thêm cho ý phía trước .
Câu 2 :
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm. Lão chỉ có một đứa con trai nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó, Lão Hạc không đủ tiền để lo cho đứa con việc cưới xin. Không lấy được vợ, người con trai quẫn trí bỏ làng đi làm đồn điền cao su, với một ước muốn viển vông ” tiền trăm thì mới về”. Trước khi đi người con trai đã đưa cho Lão Hạc vài đồng bạc và một con c hó làm kỉ niệm. Người cha mất con, ngày đêm mong nhớ về con, lão coi con c hó của con tặng như là người con của mình, lão yêu thương, quý mến chú c hó, đặt tên cho nó cái tên gần gũi ” Cậu Vàng”. Lão Hạc thường đi bày tỏ tâm sự với ông Giáo- người hàng xóm thân cận. Trước mặt ông Giáo, lão Hạc luôn nhắc đến người con trai của mình và lão đang băn khoăn, phân vân việc bán cậu Vàng với ông Giáo, đã bao lần nói đến việc bán chó nhưng lão chỉ nói để đó thôi khiến ông Giáo cũng cảm thấy nhàm chán. Nhưng Lão Hạc đã ốm một trận kéo dài, mất mùa, đói kém thường xuyên khiến lão gầy rạc đi, việc trong làng không còn thuê Lão Hạc làm nữa. Cuối cùng lão Hạc cũng quyết định bán cậu Vàng. Hôm sau, lão Hạc chạy sang nhà ông Giáo với tâm trạng đau đớn, dằn vặt. Lão kể cho ông Giáo nghe việc bán chó, lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước. Lúc này ông Giáo không còn thương tiếc mấy quyển sách mà ông yêu quý, quyết giữ để lưu lại những kỉ niệm trong thời cắp sách nhưng cuối cùng ông giáo cũng bán đi. Mặt lão Hạc co rúm lại, những vết nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Lão hu hu khóc, lão kể cho ông giáo việc thằng Binh Tư bắt cậu vàng. Trong liên tưởng của Lão, khi cậu Vàng bị bắt, cậu đã nhìn lão Hạc bằng con mắt như trách móc, giận giữ. Ông giáo cũng thương xót, động viên lão Hạc và nói với lão là giết cậu Vàng là thay kiếp cho nó, lão Hạc là người có nhiều kinh nghiệm sống nên lão hiểu và nhận ra việc đổi kiếp. Mấy hôm sau, lão lại sang nhà ông giáo gửi tiền và nhờ ông giáo trông nom hộ mấy sào vườn cho đứa con trai. Lão đưa cho ông giáo số tiền để làm ma chay cho lão, không muốn làm phiền đến hàng xóm. Lão chấp nhận cuộc sống nghèo khổ để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn số tiền cho con. Hôm thì lão ăn quả chuối, củ khoai, hôm thì lão ăn củ ráy, sung lược, kiếm được gì thì lão ăn lấy và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Đi vào bế tắc, lão đã chọn cái chết. Lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Ông giáo nghe Binh Tư kể việc ấy, ông giáo rất buồn và nghĩ” cuộc đời ngày một thêm đáng buồn”, ông giáo không còn tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của lão, nhưng qua cái chết của Lão Hạc, ông giáo và Binh Tư mới hiểu ra, lão Hạc đã chết thật kinh hoàng bằng cách ăn bả chó, người lão giật mạnh, hai mắt long sòng sọc, quần áo xộc xệch,, đầu tóc rũ rượi, xùi bọt mép. Lão Hạc đã chết để bảo toàn được tương lai cho đứa con của mình, ông giáo thương xót và tự hứa với lòng mình sẽ quyết giữ mảnh vườn lão Hạc gửi đợi con trai lão Hạc về mà trao lại cho hắn.
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Hướng dẫn soạn bài
Bố cục (đề - thực – luận – kết) :
- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.
Luyện tập
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.
P/s:Soạn ngắn
Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.
Câu 1: Hai câu 1 – 2 vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Câu 2:
Hai câu 3 – 4 , tác giả tự ngẫm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm, phảng phất buồn đau mà không bi lụy. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.
Câu 3: Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5 – 6 góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Câu 4: Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.