K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1

*Tham khảo:

- Kinh tế biển của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên từ biển như cá, tôm, hải sản, cũng như năng lượng từ gió và sóng biển. Ngoài ra, còn có thể phát triển du lịch biển, nuôi trồng tảo biển, khai thác khoáng sản từ dưới đáy biển.

- Vấn đề khó khăn khi khai thác kinh tế biển là nguy cơ ô nhiễm môi trường, overfishing, cạnh tranh gay gắt với các nước láng giềng, cũng như nguy cơ sụt giảm nguồn tài nguyên biển.

- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế từ biển, tỉnh Ninh Thuận cần có những giải pháp chủ yếu như đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng biển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành biển, áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và chế biến sản phẩm từ biển, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh tế biển. Ngoài ra, cần tập trung vào việc bảo vệ môi trường biển, quản lý nguồn tài nguyên biển một cách bền vững và hiệu quả.

1 tháng 11 2019

- Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

      + Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế ...

      + Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế ...

- Biện pháp:

      + Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

      + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.

      + Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

      + Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

1 tháng 4 2017

a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:

+ Thuận lợi:

- Nguồn lao động đông.

- Nguồn bổ sung lao động lớn.

-> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài

+ Khó khăn:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).

- Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…

b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.

- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.

1 tháng 4 2017

Cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.
- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
* Khó khăn:
- Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống.
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng tiếp thu KH-KT còn chưa cao.
* Giải pháp khắc phục:
- Đa dạng hoá các ngành nghề.
- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.
- Phân bố lại nguồn lao động giữa các vùng nông thôn và thành thị
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ.

13 tháng 9 2017

a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:

+ Thuận lợi:

- Nguồn lao động đông.

- Nguồn bổ sung lao động lớn.

-> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài

+ Khó khăn:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).

- Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…

b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.

- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.


2 tháng 3 2016

* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.

- Đa dạng sinh học.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.

- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.

* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là:

- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.

- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về  biển Tây.

- Cải tạo đất phèn, đất mặn.

 

3 tháng 3 2019

Tham khảo nhé!!!

Câu 1:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

+ Các vùng trên cũng là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.


Câu 2:

Thuận lợi:

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

  • Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.
  • Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

  • Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).
  • Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

  • Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.
  • Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

  • Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
  • Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

  • Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.
  • Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

  • Nguồn lao động dồi dào;
  • Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

  • Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.
  • Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

8 tháng 5 2022

tham khảo

1. - Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển 

— đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển

 

2. - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.


 

8 tháng 5 2022

Cảm ơn rất nhiều * 3,14