K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

các bn ơi, giúp mik với! Mik cần gấp lắm!

2 tháng 5 2020

Bài làm của mik nek :

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, hình tượng Bác Hồ thật gần gũi mà giản dị. Bác không lo ốm, không lo mình bị bệnh mà lại lo cho các chiến sĩ và đồng bào nằm giữa rừng trong thời tiết lạnh lẽo. Lòng yêu thương, chăm lo ân cần của Bác không khác gì tình yêu của biển cả mênh mông. Tình yêu ấy của Bác đã làm cho một người chiến sĩ ấm lòng, và nhà thơ đã ví Bác như Người Cha mái tóc bạc. Chăm lo ân cần cho các đứa con của mình, sự lo lắng của Bác đã làm cho Bác không thể ngủ được. Và đó cũng chỉ là một trong vô vàn đêm mà Bác không ngủ, bộc lộ nỗi lòng và sự lo lắng khôn xiết khó tả được của bác cho nhân dân và chiến sĩ.Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác là một bầu trời vô tận và không có điểm dừng. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì cả cuộc đời Người chỉ dành trọn cho nhân dân và Tổ quốc.

Bài văn do mik tự nghĩ ra nha bạn ! ^u^

15 tháng 10 2020

Phím cửa sổ+ PrtSc SysRq

15 tháng 10 2020

 bn ơi mk ko thấy cái chữ prtsc sysrp ở đâu cả bn nói rõ hơn dc ko

20 tháng 1 2018

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của em được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm.

Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất - Kiều

Phương - 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thử ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bấm chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hoá ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi, Vậy mà vì thói ghen tị xấu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng.Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hổn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tưvà mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

1 tháng 2 2018

Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

11 tháng 9 2018

Câu 1

 quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

- Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.

- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.

Câu 2

- Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.

- Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.

- Ý nghĩa:

- Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữa “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.

     + Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.

     + Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.

Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm:

     + Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.

Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

     + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân

     + Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn

     + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.

Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.

- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

     + Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

     + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

     + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

     + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

     + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

     + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

     + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

     + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

     + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

     + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

     + Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

     + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

a. Mở bài

  • Giới thiệu bạn mình là ai?
  • Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:

  • Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
  • Sự việc chính và các chi tiết.
  •  Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

  • Em suy nghĩ gì về  kỉ niệm đó?
  • Suy nghĩ của em về người bạn đó.

                                                                               Bài làm

Trong cuộc đời học sinh ai mà chẳng có những người bạn thân thiết, cùng mình chia sẻ vui buồn. Tôi cũng vậy. Người bạn thân của tuổi ấu thơ luôn là người cùng tôi đi học, đi chơi, cùng tôi tâm sự những suy nghĩ của tuổi học trò hồn nhiên mà cũng rất phức tạp. Nhưng không phải ngay từ đầu chúng tôi đã thân nhau. Phải qua một sự việc tôi mới nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn người bạn có vẻ bề ngoài hết sức bình thường ấy.

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
 
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
 
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
 
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
 
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
 
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
 
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
 
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
 
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
 
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

https://olm.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=239770&subject=1&q=++++++++++T%C3%ADnh+A=+1x2+2x3+3x4+...+99x100++++++++++

18 tháng 1 2022

Tham khảo:;

Hình ảnh người mẹ:

+ Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là nột người đàn bà gáo chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

+ Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

Hình ảnh người mẹ:

+ Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là nột người đàn bà gáo chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

+ Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.

18 tháng 1 2018

Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là Băng.Cô có thân hình thon thả.Mái tóc xoăn xoăn.Các bạn thướng ví cô giống như 1 người mẫu.

18 tháng 1 2018

Trên mạng nhiều cô lắm lên đó mà coi chứ ko " sao chép " với cả " dán " tụi này " sao sao chép chép dán này dán nọ " trăm bài cũng được . Thôi tóm lại là lên mạng ok . Ai đồng ý với tui thì k

câu hỏi là j z MavellNatsuki

18 tháng 4 2020
Câu 1. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ? * 1 điểm A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị Câu 2. Từ bao gồm mấy phần? * 1 điểm A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt D. Không phân chia được Câu 3. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt? * 1 điểm A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt Câu 4. Trong trường hợp sau: Theo lịch, ngày mai tôi lên phi cơ lúc 7h sáng để kịp giờ về Hà Nội?. Từ phi cơ được dùng có hợp lý không? * 1 điểm A. Không hợp lý B. Hợp lý Câu 5. Cụm danh từ là gì? * 1 điểm A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn D. Cả 3 đáp án trên Câu 6. Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ? * 1 điểm A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 7. Từ nào là tính từ ? * 1 điểm A. Tưng bừng B. Trồng trọt C. Niềm vui D. Ngẫm nghĩ Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là từ mượn ? * 1 điểm A. Thuỷ Tinh B. Dông bão C. Cuồn cuộn D. Biển nước câu 9. Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần? * 1 điểm A. 2 B. 3 C. 4 D. Không xác định được câu 10. Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Có mấy tính từ trong đoạn trích trên? * 1 điểm A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 11. Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ * 1 điểm A. 2 B.3 C.4 D.5 câu 12. Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.” * 1 điểm A. Vui vẻ chạy đi B. Vừa làm vừa hát C. Vui lắm D. Không có cụm tính từ câu 13. Tìm cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần? * 1 điểm A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm B. Rất chăm chỉ làm việc C. Còn trẻ khỏe D. Đang vui như hội Câu 14. Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ? * 1 điểm A. Thường làm vị ngữ trong câu B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ D. Thường làm thành phần phụ trong câu câu 15. Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “dám” là? * 1 điểm A. Trả lời câu hỏi: làm sao? B. Trả lời câu hỏi: thế nào? C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau D. Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau câu 16. Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì? * 1 điểm A. Còn đang B. Nô đùa C. Trên D. Bãi biển câu 17. Phần phụ trước của cụm động từ bổ sung ý nghĩa cụ thể cho động từ? * 1 điểm A. Sự khẳng định, hoặc phủ định của hành động B. Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự C. Sự khuyến khích hoặc ngăn cản của hành động D. 3 ý kiến trên Câu 18. Chức vụ ngữ pháp của từ đây, đấy là gì? * 1 điểm A. Chức năng làm chủ ngữ B. Chức năng làm vị ngữ C. Chức năng làm trạng ngữ D. Chức năng làm bổ ngữ câu 19. Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ? * 1 điểm A. Định vị về không gian B. Định vị về thời gian C. Định vị khoảng cách D. Cả A và C Câu 20. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An” * 1 điểm A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý. B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn. C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An. D. Không sửa câu trên đượ Câu 1. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ? * 1 điểm A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị Câu 2. Từ bao gồm mấy phần? * 1 điểm A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt D. Không phân chia được Câu 3. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt? * 1 điểm A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt Câu 4. Trong trường hợp sau: Theo lịch, ngày mai tôi lên phi cơ lúc 7h sáng để kịp giờ về Hà Nội?. Từ phi cơ được dùng có hợp lý không? * 1 điểm A. Không hợp lý B. Hợp lý Câu 5. Cụm danh từ là gì? * 1 điểm A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn D. Cả 3 đáp án trên Câu 6. Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ? * 1 điểm A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 7. Từ nào là tính từ ? * 1 điểm A. Tưng bừng B. Trồng trọt C. Niềm vui D. Ngẫm nghĩ Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là từ mượn ? * 1 điểm A. Thuỷ Tinh B. Dông bão C. Cuồn cuộn D. Biển nước câu 9. Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần? * 1 điểm A. 2 B. 3 C. 4 D. Không xác định được câu 10. Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Có mấy tính từ trong đoạn trích trên? * 1 điểm A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 11. Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ * 1 điểm A. 2 B.3 C.4 D.5 câu 12. Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.” * 1 điểm A. Vui vẻ chạy đi B. Vừa làm vừa hát C. Vui lắm D. Không có cụm tính từ câu 13. Tìm cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần? * 1 điểm A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm B. Rất chăm chỉ làm việc C. Còn trẻ khỏe D. Đang vui như hội Câu 14. Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ? * 1 điểm A. Thường làm vị ngữ trong câu B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ D. Thường làm thành phần phụ trong câu câu 15. Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “dám” là? * 1 điểm A. Trả lời câu hỏi: làm sao? B. Trả lời câu hỏi: thế nào? C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau D. Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau câu 16. Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì? * 1 điểm A. Còn đang B. Nô đùa C. Trên D. Bãi biển câu 17. Phần phụ trước của cụm động từ bổ sung ý nghĩa cụ thể cho động từ? * 1 điểm A. Sự khẳng định, hoặc phủ định của hành động B. Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự C. Sự khuyến khích hoặc ngăn cản của hành động D. 3 ý kiến trên Câu 18. Chức vụ ngữ pháp của từ đây, đấy là gì? * 1 điểm A. Chức năng làm chủ ngữ B. Chức năng làm vị ngữ C. Chức năng làm trạng ngữ D. Chức năng làm bổ ngữ câu 19. Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ? * 1 điểm A. Định vị về không gian B. Định vị về thời gian C. Định vị khoảng cách D. Cả A và C Câu 20. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An” * 1 điểm A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý. B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn. C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An. D. Không sửa câu trên được