2 giọng điệu,...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

1.

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ rất giản dị, pha một chút ngang tàng: Từ thì", "chưa cần"...

2. Tác dụng :góp phần thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn của người lính: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

3 tháng 11 2019

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

- Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính

- Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn

Viết về người lính lái xe Trường Sơn trong một bài thơ có đoạn: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? (1 điểm) Câu 2. Những từ ngữ nào vốn chỉ dùng trong lời nói...
Đọc tiếp

Viết về người lính lái xe Trường Sơn trong một bài thơ có đoạn: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? (1 điểm) Câu 2. Những từ ngữ nào vốn chỉ dùng trong lời nói thường ngày đã được tác giả đưa vào trong đoạn thơ trên? Vì sao tác giả sử dụng những từ ngữ đó trong bài thơ của mình? (1 điểm) Câu 3. Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” của các anh lính lái xe trong bài thơ trên có điểm gì khác với hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của các anh lính trong bài thơ “Đồng chí”?

help pls

1
26 tháng 1 2022

Tham Khảo

Câu 1 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

- Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

2. Hoàn cảnh sáng tác
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969.

- Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).

Câu 2 :Những từ ngữ : "ướt áo"  , "ngoài trời " , "trăm cây số" 

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường “lái trăm cây số nữa”. Tác giả sử dụng từ chỉ số lượng “ trăm cây số” để chỉ còn đường ấy dù có xa dù có cách trở thì họ vẫn băng băng về trước đầy hiên ngang. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu.

Câu 3:

Giống: đều là sự biểu hiện của tình cảm lớn lao, ấm áp, tiêu biểu cho tình đoàn kết giữa những người lính trong chiến tranh gian khó.

Khác
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cái bắt tay ấy là bắt tay của niềm vui, của sự vui mừng, hớn hở trong người lính khi họ vượt bao khó khăn về đây để cùng vui, cùng cười. Lạc quan và niềm tin thắp lên sức mạn trong tim người lính. 

Trong Đồng chí, cái bắt tay ấy không mang theo niềm vui mà là cái bắt tay cảu sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu giữa người với người an ủi nhau hãy mạnh mẽ trên đường đời. 

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hình tượng người lính trong kháng chiến là đề tài thu hút nhiều bút lực. Đó là anh hùng áo vải sẵn sàng hi sinh tính mạng cho nhân dân đất nước, nhiều nhà thơ đã viết về họ… Và trong đó không thể không kể đến một bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Bài thơ được viết đầu năm 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, đời sống kháng chiến. Nhưng tinh thần đoàn kết thương yêu của đồng chí, đồng đội họ đã vượt qua để chiến đấu chiến thắng.

Chính Hữu viết "Đồng chí" hướng ngòi bút vào chất hiện thực đời sống kháng chiến khai thác cái đẹp trong cái giản dị chân thực, đời thường tình đồng chí đồng đội thắm thiết sâu nặng của người lính cách mạng rất tự nhiên như vốn có ngoài đời, đúng với phẩm chất người lính cụ Hồ, giản dị mà anh hùng.

Tình cảm đồng chí đặc biệt được thể hiện ở sự chia sẻ tâm tư nỗi niềm, những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính biết bao gian khổ.

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."

Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính tới từng chi tiết khó khăn gian khổ, thiếu thốn bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng hành hạ là có thực, đói rét, chân không giầy, đầu không mũ, áo phong phanh một manh, quần rách vá là thực. Sương muối phủ rừng hoang… Bút pháp hiện thực thể hiện qua những câu thơ sóng đôi góp phần diễn tả sự sẻ chia trong mọi cảnh ngộ… Song cái đẹp nhất, quý giá nhất ở người lính là tình đồng đội, thương nhau tay nắm… tay. Trong đói rét hiểm nguy người lính đã tìm hơi ấm nơi bàn tay nhau, truyền cho nhau tình cảm sức mạnh vượt lên. Cuộc chiến đấu trường kì gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, tình yêu thương giai cấp là nền tảng cơ sở để tồn tại. Tiếp sức cho nhau, tiếp tục chiến đấu thắng lợi cuối cùng.

Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp hiện lên trong bài thơ thật giản dị chân thật hàm xúc, giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu. Đã góp phần quan trọng tạo lên vẻ đẹp sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ giản dị nhưng để lại trong người đọc nhiều rung cảm sâu sắc là bằng chứng xác thực về một thời oanh liệt tình người cao đẹp.



 

3 tháng 8 2021

undefined

6 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm:''Không có kính, ừ thì có bụi,…./Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.'' (Lời dẫn TT).Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệuthản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, các anh thể hiện thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt, những người không biết khó khăn(Câu ghép). Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!

20 tháng 3 2018

- Phương thức trần thuật: ngôi thứ nhất, chân thực, phù hợp với thế giới nội tâm đa dạng, sâu sắc của nhân vật

- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí

- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, lời kể theo nhịp, lúc nhanh, chậm

Phần I (6,5 điểm)  Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết: “Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa tạnh, gió lùa khô mau thôi”( Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 1999)Câu 1. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo-những chiếc xe không kính. Hãy nếu ý nghĩa của hình...
Đọc tiếp

Phần I (6,5 điểm)  Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa tạnh, gió lùa khô mau thôi”

( Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 1999)

Câu 1. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo-những chiếc xe không kính. Hãy nếu ý nghĩa của hình tượng thơ đó.

Câu 2. Cũng trong bài thơ, ở khổ thơ thứ ba tác giả viết:

  “Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun toc trắng như người già”

Em hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp phân tích niềm tin, nghị lực, tâm hồn trẻ trung yêu đời của những người lính lái xe trong khổ thơ thứ tư được trích trên. Trong đoạn văn em có sử dụng một câu cảm thán và một phép liên kết( Ghạch chân và chú thích rõ).

0