Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng:
- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên thai nhi luôn có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.
- Phôi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.
Những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác:
- Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong cơ quan sinh sản của con cái → Hiệu suất thụ tinh sẽ cao hơn so với hình thức đẻ trứng mà sự thụ tinh xảy ra ở bên ngoài cơ thể con cái.
- Con non sẽ có môi trường sống lí tưởng khi ở trong cơ thể mẹ (được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, điều kiện nhiệt độ thích hợp, được bảo vệ khỏi kẻ thù) → Tỉ lệ sống sót của con non cao.
- Động vật đẻ trứng:
+ Ví dụ động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ trứng: Con đực và con cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực kết hợp với trứng của con cái tạo thành hợp tử nằm trong trứng đã được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đẻ ra ngoài. Được ấp đủ nhiệt độ, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi hình thành cơ thể mới. Sau khi phát triển hoàn thiện, con non sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra.
- Động vật đẻ con:
+ Động vật đẻ con: lợn, chó, mèo, trâu, bò,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ con: Con đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới ở trong cơ thể con cái. Đủ thời gian ngày tháng, khi đã phát triển hoàn thiện, con non sẽ được đẻ ra ngoài.
- Sơ đồ dạng chữ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống: Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng → Giai đoạn thụ tinh → Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Chim bồ câu trống và chim bồ câu mái giao phối với nhau. Tinh trùng chim trống kết hợp với trứng ở chim mái tạo thành hợp tử trong trứng chim được đẻ ra. Khi được ấp đủ nhiệt độ trong thời gian nhất định, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi phôi phân hóa phát triển thành con non. Con non sau đó sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài.
+ Động vật đẻ con: Ở chó, tinh trùng con đực kết hợp với trứng con cái trong quá trình giao phối sẽ tạo thành hợp tử. Trong tử cung của con mẹ, hợp tử phát triển thành phôi rồi phân hóa tạo nên cơ thể con non. Con non khi đã phát triển đầy đủ sẽ được con mẹ sinh ra.
- Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: Quá trình sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Gà trống và gà mái giao phối với nhau. Tinh trùng gà trống kết hợp với trứng gà mái tạo thành hợp tử nằm trong trứng gà. Trứng gà đã thụ tinh được gà mái đẻ ra ngoài. Sau khi được ấp ở nhiệt độ thích hợp, trứng gà sẽ phát triển thành gà con.
+ Động vật đẻ con: Con chó đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành con non trong cơ thể chó mẹ. Đủ thời gian ngày tháng, con non mới và được đẻ ra.
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
- Vật nuôi đẻ con: Chó, heo, bò, dê,...
- Vật nuôi đẻ trứng: chim cút, ngan, ngỗng, gà, vịt,...
---
Vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.
+ Với sinh vật:
- Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.
- Sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.
+ Trong thực tiễn
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.
Quan điểm của cá nhân về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi: Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là một ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng phát triển của động vật để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi sử dụng phải nắm vững quy trình và liều lượng sử dụng cũng như loại nào không được phép sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác: Phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.