Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những đặc sắc nghệ thuật cơ bản của bài thơ:
- Cách tạo không khí: Lúc sắp mưa, không khí rất khẩn trương. Không khí ấy được tạo nên bởi hoạt động của các loài vật (mối,gà,kiến), của cây cối (cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi) và của mây, gió. Khi trời mưa, cách miêu tả cũng rất sống động : âm thanh (ù ù, lộp bộp), tốc độ (rơi, rơi), kết quả (mù trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê).
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Nghệ thuật này khiến cho cây cối, thiên nhiên cũng hoạt động như con người:
+ Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận
+ Cỏ gà rung tai - Nghe
+ Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc
+ Hàng bưởi - Bế lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc
+ Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười
Những hình ảnh nhân hóa này cho thấy khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ. Các sự vật, hiện tượng được nói đến đều chính xác nhưng hết sức ngộ nghĩnh. Đây là một trong những những nguyên nhân cốt yếu tạo nên sức hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu.
những từ ngữ : mênh mông biển lúa cách cò bay rập rờn , mây mờ che đỉnh Tường Sơn sớm chiều . những câu thơ thể hiện nói lên đất nc việt năm rất đẹp , tác giả còn dùng những từ láy như mênh mông ...
- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :
+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ
=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Tham khảo!
Các biện pháp tu từ:
- Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
- BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
- Ẩn dụ: biển lúaần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2
So sánh
Vế A: chân trời ngấn bể
Vế B: tấm kính lau hết mây hết bụi
Từ so sánh: như
Phương diện so sánh: sạch
b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi
...
→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
-Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng.
-Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .
Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Phân tích: Hình ảnh 1: mặt trời của bắp
Hình ảnh 2 : mặt trời của mẹ
Tác dụng: Mặt tời đem đến sự sống cho muôn loài, sưởi ấm vạn vật, là sự sống của thiên nhiên, của con người trên trái đất.
Cũng như người con là sự sống của mẹ, sưởi ấm trái tim người mẹ, giúp mẹ không gục ngã trước cuộc sống gian truân, đầy vất vả và khó nhọc.
( OK?)
Trong bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa ,tác giả chủ yếu là sử dụng các nét nghệ thuật như :
- Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác
Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và gây sự lôi cuốn( đây là phép nt mà bài thơ sử dụng nhiều nhất )
- Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng... - Ngoài ra còn có phép điệp ngữ ... ~ Chúc bn học tốt!~Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.
Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác
Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác
Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.