...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

21 tháng 7 2018

Gợi ý

a, Đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích

- Giúp ta tích lũy, mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội

- Giúp ta khám phá ra bản thân mình

- Chắp cánh ước mơ và sáng tạo

- Giúp rèn khả năng diễn đạt

b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Đất bị sa mạc hóa, sói mòn

- Không khí, nước bị ô nhiễm

- Môi trường, hệ sinh thái bị tàn phá, thu hẹp

c, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

- Văn học dân gian gồm nhiều loại hình như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ…

- Văn học dân gian là sáng tác tập thể, được lưu truyền từ theo phương thức truyền miệng, diễn xướng

4 tháng 8 2018

a, Đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích

- Giúp ta tích lũy, mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội

- Giúp ta khám phá ra bản thân mình

- Chắp cánh ước mơ và sáng tạo

- Giúp rèn khả năng diễn đạt

b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Đất bị sa mạc hóa, sói mòn

- Không khí, nước bị ô nhiễm

- Môi trường, hệ sinh thái bị tàn phá, thu hẹp

c, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

- Văn học dân gian gồm nhiều loại hình như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ…

- Văn học dân gian là sáng tác tập thể, được lưu truyền từ theo phương thức truyền miệng, diễn xướng

8 giờ trước (14:10)

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích là sự xuất hiện của những nhân vật có sức mạnh phi thường. Những nhân vật này không chỉ là biểu tượng của sức mạnh thể chất mà còn là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp, những ước mơ, khát vọng của con người. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu về một nhân vật như thế, đó là Thánh Gióng, một trong "tứ bất tử" của văn hóa dân gian Việt Nam.Thánh Gióng là một cậu bé kỳ lạ, sinh ra đã không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi. Nhưng khi nghe tiếng loa của sứ giả nhà vua tìm người tài đánh giặc Ân, Gióng bỗng cất tiếng nói, xin được đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, mặc bao nhiêu cũng không vừa. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông thẳng vào quân giặc.Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng không chỉ thể hiện ở khả năng biến hóa và sức khỏe vô địch mà còn ở tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Gióng không hề sợ hãi trước quân giặc hùng mạnh mà luôn xông pha, chiến đấu hết mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi đánh tan quân giặc, Gióng không màng danh lợi, không ở lại hưởng vinh hoa phú quý mà cưỡi ngựa bay về trời. Hành động này thể hiện sự thanh cao, giản dị và tinh thần vô tư, vị tha của người anh hùng.Vậy, những nhân vật có sức mạnh phi thường như Thánh Gióng có ý nghĩa, vai trò gì đối với đời sống con người?Thứ nhất, họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết dân tộc. Trong truyện cổ tích, những nhân vật có sức mạnh phi thường thường xuất hiện vào những thời điểm đất nước gặp nguy nan, khi có giặc ngoại xâm hoặc thiên tai địch họa. Sự xuất hiện của họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, của ý chí quật cường của cả dân tộc trong cuộc chiến chống lại kẻ thù hoặc khắc phục khó khăn.Thứ hai, họ là hiện thân của những ước mơ, khát vọng của con người. Trong cuộc sống thực tế, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, với những bất công, áp bức. Những nhân vật có sức mạnh phi thường trong truyện cổ tích là hiện thân của ước mơ về một sức mạnh có thể vượt qua mọi trở ngại, có thể chiến thắng mọi kẻ thù, có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.Thứ ba, họ là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp. Những nhân vật như Thánh Gióng không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn có những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần vô tư, vị tha. Họ là những tấm gương sáng để con người học tập và noi theo, để sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Thứ tư, họ góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau. Thông qua những câu chuyện về những nhân vật có sức mạnh phi thường, người lớn có thể giáo dục cho trẻ em về lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Tóm lại, những nhân vật có sức mạnh phi thường trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Họ không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, của ước mơ, khát vọng mà còn là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp, góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau.

30 tháng 11 2021

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quátrình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên,xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.Ví dụ:" Hỡi cô gánh nước quang mâyCho anh xin gáo tưới cây ngô đồng?".Hay là:" Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm" .

 

Ui lạc kìa:>

17 tháng 3 2019

Chọn đáp án: B

28 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

truyen người con gái Nam Xương