K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2

Đoạn thơ trích trong bài “ Rừng mơ” của tác giả Trần Lê Văn làm rung động lòng người bởi vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ thơ mộng và hấp dẫn với việc sẻ dụng từ ngữ hình ảnh, phép tu từ đặc sắc. Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả! Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một! Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng. Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng “Hương bay gần bay xa.” Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương, đất nước của nhà thơ, đồng thời bồi đắp cho người đọc tình yêu và niềm tin niềm tự hào trước vẻ đẹpc ảu quê hương đất nước.

22 tháng 2

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

5-7 câu thui mà sao dài v

20 giờ trước (9:45)

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

→ Tác dụng: Các từ láy có tác dụng nhằm miêu tả cụ thể, sinh động ngoại hình, dáng điệu và cử chỉ của chú bị Lượm, một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
20 giờ trước (9:46)

Bạn nêu rõ các dòng thơ nhé, để thầy cô và các bạn có thể dễ dàng giúp đỡ bạn hơn. Cảm ơn bạn!!

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi...
Đọc tiếp

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Sau khi ăn no nê, quân sĩ mười tám nước cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.”

(Truyện "Thạch Sanh" – SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Câu 1. Đoạn trích trên nằm phần nào của truyện Thạch Sanh”? Hãy tóm tắt ngắn gọn các sự việc xảy ra trước đó

1
16 giờ trước (13:53)

Đoạn trích trên nằm ở phần kết của truyện “Thạch Sanh”, khi mà sau những trận đánh oanh liệt, các hoàng tử, tướng lĩnh – quân sĩ của mười tám nước buộc phải khuất phục, buộc phải cởi giáp ra hàng vì thua kém trước sức mạnh và đức nhân của Thạch Sanh.

Tóm tắt ngắn gọn các sự việc xảy ra trước đó:

  • Hình thành nhân cách anh hùng: Thạch Sanh từ khi còn trẻ đã nổi tiếng là người dũng cảm, hiền hậu và tài năng.
  • Những chiến công oanh liệt: Trong suốt cuộc đời, Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách cam go, đánh bại các thế lực ác độc, cứu giúp dân lành và bảo vệ lẽ phải.
  • Chứng tỏ sức mạnh và nhân đức: Những chiến công ấy không chỉ làm cho người dân yêu mến mà còn khiến các hoàng tử, tướng lĩnh của nhiều nước khác bất ngờ và tự tôn trước tài năng của Thạch Sanh.
  • Sự khuất phục của đối thủ: Sau khi bị đánh bại và nhận ra sức mạnh vượt trội của Thạch Sanh, các đối thủ buộc phải rút lui, khuất phục. Từ đó, Thạch Sanh đã mời họ dùng bữa, như một cách để thể hiện lòng nhân từ cũng như khẳng định đức hiển của mình.

Qua cảnh bữa cơm “nhỏ xíu” nhưng đầy phép màu (nồi cơm cứ hết lại đầy), tác giả khắc họa được đức nhân, tài đức của Thạch Sanh, vừa giản dị lại vừa phi thường trong hành động và tấm lòng.

Các bạn giúp mình giải bài này với. ThanksBài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình giải bài này với. Thanks

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 “Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc”.

                                         (Trích Sự tích Hồ Gươm)

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Tìm những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì với câu chuyện được kể?

Câu 4: Việc giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống giặc Minh nói lên điều gì?

0
11 giờ trước (19:18)

Đêm trăng đẹp, bầu trời trong xanh như một tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh trăng bạc. Trăng con gái, với ánh sáng êm ái, đang nhẹ nhàng rọi xuống mặt đất. Trong đêm trăng này, có một cô gái trẻ tên là Linh. Cô sống trong một ngôi làng nhỏ bên bờ sông. Linh yêu thích đêm trăng và thường đi dạo bên sông vào những đêm như thế này. Khi cô đi dạo, ánh trăng chiếu xuống mặt nước, tạo ra những gợn sóng ánh sáng đẹp mắt. Linh cảm thấy như mình đang đi trên một con đường bằng bạc, dẫn đến một thế giới huyền bí. Đột nhiên, cô nghe thấy tiếng hát mềm mại từ xa. Tiếng hát đó giống như tiếng chim hót, nhưng lại mang một nét gì đó quen thuộc. Linh cố gắng tìm kiếm nguồn gốc của tiếng hát, và cuối cùng, cô thấy một bóng người đang đứng trên một hòn đảo nhỏ giữa sông. Bóng người đó là một cô gái xinh đẹp, với mái tóc dài đen óng ả và đôi mắt sáng như sao. Cô gái đó là Trăng Con Gái, đang hát một bài hát về tình yêu và hạnh phúc. Linh cảm thấy như mình đang được mời vào một thế giới khác, một thế giới nơi tình yêu và hạnh phúc là những điều duy nhất tồn tại. Cô quyết định đi đến hòn đảo và tham gia vào bài hát của Trăng Con Gái. Khi Linh và Trăng Con Gái hát cùng nhau, ánh trăng chiếu xuống mặt nước càng trở nên sáng hơn. Những gợn sóng ánh sáng đẹp mắt trở nên rõ ràng hơn, và không khí trở nên trong lành và tươi đẹp hơn. Đêm trăng đẹp, với sự hiện diện của Trăng Con Gái, đã trở thành một đêm không thể quên đối với Linh. Cô cảm thấy như mình đã tìm thấy một phần của bản thân trong bài hát của Trăng Con Gái, và cô biết rằng mình sẽ luôn nhớ đến đêm trăng đẹp này.

10 giờ trước (20:14)

Cảm ơn bạn