K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2018

MB:

Tuệ Tĩnh là một danh y nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Câu chuyện dưới đây ca ngợi ông vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

TB:

– Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan.

– Một lần, ông dẫn các học trò lên hai ngọn núi hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những cây cỏ.

– Ông nói với học trò về ý định của mình.

–  Các học trò chưa hiểu được ý thầy.

–  Nguyễn Bá Tĩnh giải thích về giá trị của những của những cây cỏ.

–  Câu chuyện về các thái ý thời Trần sử dụng cây cỏ để làm tăng sức mạnh của quân đội.

–  Sự quý trọng của Nguyễn Bá Tĩnh đối với cây cỏ nước Nam.

– Tất cả học trò của tiến sĩ Nguyễn Bá Tĩnh tình nguyện theo con đường của người thầy.

– Cho đến bây giờ, có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng trăm vị thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.

KB:

Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã yêu quý cây cỏ trên đất nước mình, hiểu giá trị của chúng và biết dùng chúng để chữa bệnh. Đồng thời cho thấy cây cỏ thiên nhiên mang lại cho chúng ta bao điều quý giá, chúng ta nên giữ gìn và phát triển chúng.

17 tháng 10 2017

nội dung là 

- Khẳng định chủ quyền nc Nam thuộc chủ quyền của người Việt Nam

-Khẳng định đất nước , chủ quyền của người Nam / điều hiển nhiên mà ko a có thể phủ nhận dc

-Cảnh báo về hành động xâm lược phi nghĩa của kẻ thù

- Cảnh báo về kết quả thất bại , nhục nhã của giặc nếu xâm phạm nướ Nam

Nội dung chính của toàn bài là thể iện tình yêu nc và lòng tự hào của dan tộc Việt Nam 

( Chúc bn hok tót ) 

17 tháng 10 2017
  • Đánh giá tài, đức to lón của danh y Tuệ Tĩnh trong việc tìm ra những vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu cho nhân dân từ cây cỏ nước Nam. Việc làm cao đẹp của Tuệ Tĩnh đã nhắc nhở chúng ta hãy yêu quỹ, bảo vệ thiên nhiên.
25 tháng 11 2023

Tham khảo!

Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.

Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.

Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.

11 tháng 2 2018

            -KỂ LẠI TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh là người thông minh, sáng dạ. Năm 1928, anh gia nhập tổ chức cách mạng và được cử ra nước ngoài học tập. Trở về nước vào mùa thu năm 1929, anh được tố chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyến thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng, ơ đây, bọn mật thám đông như ruồi, nhưng nhờ nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, anh đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là đế buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhảy tùm xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Nhưng anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Có một luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động và suy nghĩ chưa chín chắn. Anh gạt phắt và lớn tiếng trước tòa: - Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi đời.                                                                                                                             - Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN Qua câu chuyện Lí Tự Trọng, em hiểu được anh Trọng là một thanh niên yêu nước, sống có lí tưởng, sẵn sàng quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng.

 

11 tháng 2 2018

Cảm ơn bạn

12 tháng 2 2018

Con nai vàng ngơ ngác .

Xoạc chết bác thợ săn

12 tháng 2 2018

Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

2. Người đi săn bước đến con suối.

Suối róc rách hỏi:

-  Đi đâu tối thế?

-  Đi săn con nai.

Suối bảo:

-   Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi.

3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

-   Đến chơi với tôi à?

-   Không phải.

-   Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!

-  Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

-  Sao?

-  Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.

-  Ác thế!

-  Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

-  Thế thì cút đi!

Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.

4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

-  Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!

Ý nghĩa câu chuyện là : 

Phải biết yêu thương động vật,đừng vì miếng mồi ngon mà giết chết con nai,câu chuyện nói lên điều đó.

Xin lỡi nha,mk chỉ biết vậy thôi,thông cảm!



 

18 tháng 10 2017

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.

18 tháng 10 2017

Giúp mình nhé các bạn,mình đang rất bối rối không biết kể làm sao cả .Giúp mình nha,mình xin cảm ơn.

23 tháng 8 2018

1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít

2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế

3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:

- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:

- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?

Con quỷ nói :

- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết

4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo

- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?

- Được ta làm cho người xem !

5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương

23 tháng 2 2018

1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít

2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế

3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:

- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:

- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?

Con quỷ nói :

- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết

4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo

- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?

- Được ta làm cho người xem !

5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương

Ý nghĩa : Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm

 Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo leo vướng vít cả mặt đường.

 Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

 - Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

 Vài học trò xì xào:

 - Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

 - Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

 Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

 - Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

 - Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

 Rồi ông từ tốn kể:

 - Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

 Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

 - Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

 Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.

k nhé, ai đồng tình cho 1 k

20 tháng 1 2019

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ đệ nhất bảng nhưng không ra làm quan. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, 'hai ngọn núi cao uy nghi, sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mượt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường...

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

-    Ta đưa các con tới đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta nghĩ, nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

-    Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới nung nấu lâu đến thế?

Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

-    Điều ta sắp nói vói các con không cao như núi Thái Sơn, cũng không xa như biển Bắc Hải mà gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người lớn hơn kính cẩn hỏi:

-    Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ dưới chân...

-    Phải, ta muốn nói về cây cỏ mà hàng ngày chúng con vẫn giẫm lên. Chúng chính là những đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

-    Ngày ấy, giặc Nguyên - Mông dòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn thận. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn luyện vũ khí, chuẩn bị voi, ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y tỏa đi khắp các mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn của các vua Trần. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói:

-    Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, ngọn cỏ của non sông gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có thể dùng thuốc Nam chữa bệnh cho dân Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Tất cả học trò của ông đều khâm phục và xin một lòng theo con đường của người thầy. Cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc dược lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng nghìn phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.

12 tháng 2 2018

KỂ CHUYỆN

1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...

2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…

3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.

Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.

4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN

  • Tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi hòa bình.
  • Ca ngợi những người Mỹ có lương tâm, dũng cảm đã ngăn chặn tội ác và tố cáo những việc làm phi nghĩa của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • Câu chuyện đã kể về vùng đất Mỹ Lai (Quảng Ngãi) trong cuộc thảm sát tàn khóc của lính Mỹ trong 30 năm trước.  Tiếng đàn của người lính Mỹ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất.

bn tk mk vs ,nha 1 cái tk thui bn lafmd dc mà hen.M.n giúp mk tròn 10 cái tk nhé.