Tìm hiểu một số khoản sản chính ở Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số sản phẩm của EU có ở thị trường Việt Nam: máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may…
Hiệp định Pa-ri quy định:
-Mĩ phải tôn trọng độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
-Mĩ phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Viêt Nam,phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
-Mĩ phải có trách nhiệm trong viêc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
Một số điều khoản chính của hiệp định Pa - ri về Việt Nam là:
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Phải chấm dứt dính líu quân sự tại Việt Nam.
- Phải rút toàn bộ quân Mĩ và đồng minh ra khỏi Việt Nam.
- Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam.
-> Chúc học tốt! ( PS: Thông tin được lấy trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí trang 54 )
- Sản xuất hàng tiêu dùng: quần áo, giày dép, xơ và sợi dệt…
- Công nghiệp thực phẩm: tôm – cá đông lạnh, các loại sữa (sữa hạt, sữa đậu nành từ thương hiệu Vinamilk, Vinasoy,…), tương ớt, mì ăn liền,…
Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Hà Nội:
- Khu công nghiệp có vị trí đắc địa khi nằm trên trục Quốc lộ 6A nối giữa hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 23 km, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 40 km, cảng biển Hải Phòng 120 km, KCN có tổng diện tích lên đến 170 ha được đầu tư bài bản về hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
- Các ngành nghề chính: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học.
- Các nhà đầu tư hiện tại: Công ty Sản xuất linh kiện điện tử Toyota Electric Control (Nhật Bản); Công ty sản xuất thiết bị ô tô, xe máy Việt Chin (Đài Loan), Công ty Cổ phần Rượu Việt Nam – Thụy Điển, Công ty May thời trang cao cấp Starlight (Singapore), Tập đoàn thực phẩm CP (Thái Lan)
- Trong quá trình hoạt động suốt 1 năm qua, KCN đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký quyết định đầu tư với diện tích được lắp đầy lên đến 2/3 và tăng cao cơ hội việc làm cho người dân.
Tham Khảo
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Bài tham khảo: Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Từ quặng photphat ban đầu, dưới sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ thì hình thành nên quặng a-pa-tit-dolomit. Và loại quặng a-pa-tit dolomit thì có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển, các mỏ a-pa-tit Lào Cai có chiều dày lên đến 200m, rộng từ 1 đến 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến tận khu vực phía Bắc - giáp với biên giới Trung Quốc.
+ Các mỏ a-pa-tit ở Lào Cai đều được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, trong đó quặng a-pa-tit nằm chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau, vì vậy mà quặng a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành nhiều loại, từ loại I cho đến loại IV. Và đất đá thải trong quá trình khai thác loại quặng a-pa-tit này lại là nguyên liệu cho việc khai thác quặng a-pa-tit loại khác.
- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Vì vậy mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón.
+ Và với lợi thế dồi dào về quặng a-pa-tit nên Lào Cai đã tận dụng triệt để và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động khai thác quặng a-pa-tit chuyển hướng tích cực, tăng cao giá trị đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người dân địa phương và giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy mà một kết quả không bất ngờ là số lượng mỏ khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai có xu hướng tăng dần theo thời gian, giúp nâng cao sản lượng khai thác và nộp ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.
+ Đặc biệt hoạt động khai thác còn được thực hiện theo hướng nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhân đôi lợi ích thu được. Cụ thể, các công ty có hoạt động khai thác a-pa-tit ở Lào Cai đều bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ tuyển chọn lọc từ quặng hàm lượng thấp lên mức có hàm lượng giàu là một bước tiến mới trong hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai, giúp nâng cao lợi ích kinh tế và góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.
+ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn đó thì hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: hoạt động khai thác chưa thực sự tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn lớn, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác... Những tồn tại trên không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động khai thác quặng a-pa-tit mà còn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.
+ Nhận thức được thực tế trên nên các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Với các biện pháp rõ ràng và được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nên việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp và ổn định hơn. Cụ thể hoạt động khai thác a-pa-tit được thực hiện theo đúng tiến độ, tuân thủ đúng thiết kế mỏ, đồng thời đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
THAM KHẢO
Thực hiện nhiệm vụ 1
Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Từ quặng photphat ban đầu, dưới sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ thì hình thành nên quặng a-pa-tit-dolomit. Và loại quặng a-pa-tit dolomit thì có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển, các mỏ a-pa-tit Lào Cai có chiều dày lên đến 200m, rộng từ 1 đến 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến tận khu vực phía Bắc - giáp với biên giới Trung Quốc.
+ Các mỏ a-pa-tit ở Lào Cai đều được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, trong đó quặng a-pa-tit nằm chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau, vì vậy mà quặng a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành nhiều loại, từ loại I cho đến loại IV. Và đất đá thải trong quá trình khai thác loại quặng a-pa-tit này lại là nguyên liệu cho việc khai thác quặng a-pa-tit loại khác.
- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Vì vậy mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón.
+ Và với lợi thế dồi dào về quặng a-pa-tit nên Lào Cai đã tận dụng triệt để và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động khai thác quặng a-pa-tit chuyển hướng tích cực, tăng cao giá trị đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người dân địa phương và giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy mà một kết quả không bất ngờ là số lượng mỏ khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai có xu hướng tăng dần theo thời gian, giúp nâng cao sản lượng khai thác và nộp ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.
+ Đặc biệt hoạt động khai thác còn được thực hiện theo hướng nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhân đôi lợi ích thu được. Cụ thể, các công ty có hoạt động khai thác a-pa-tit ở Lào Cai đều bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ tuyển chọn lọc từ quặng hàm lượng thấp lên mức có hàm lượng giàu là một bước tiến mới trong hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai, giúp nâng cao lợi ích kinh tế và góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.
+ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn đó thì hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: hoạt động khai thác chưa thực sự tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn lớn, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác... Những tồn tại trên không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động khai thác quặng a-pa-tit mà còn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.
+ Nhận thức được thực tế trên nên các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Với các biện pháp rõ ràng và được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nên việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp và ổn định hơn. Cụ thể hoạt động khai thác a-pa-tit được thực hiện theo đúng tiến độ, tuân thủ đúng thiết kế mỏ, đồng thời đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Tham khảo: Tìm hiểu về Than khoáng
(*) Trình bày:
- Việt Nam là đất nước có tiềm năng về than khoáng trong đó có 3 loại phổ biến là:
+ Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng. Tính đến chiều sâu khoảng 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt được 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt tới 210 tỷ tấn.
+ Than biến chất trung bình (bitum) được phát hiện ở khu vực Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh. Trữ lượng lại không lớn, và chỉ đạt tổng tài nguyên khoảng 80 triệu tấn.
+ Than biến chất cao (anthracite) thường phân bố chủ yếu ở các bể than như: Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà với tổng lượng đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên cả 3 tỷ tấn. Phục vụ rất tốt cho các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
tham khảo:
Than khoáng:
- Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
- Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.Đất hiếm: tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.
+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).
+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.
+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…
- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.
- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch… Trong đó, tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề được đặt ra với chúng ta_những chủ nhân tương lai của Đất nước là phải làm sao để quản lý, sử dụng tài sử dụng tài sản quốc gia đạt hiệu quả tối ưu nhất. Muốn làm được điều này, trước hết chúng ta cần phải hiểu mình đang có những tài nguyên gì, tiềm năng kinh tế ra sao, đã và đang được sử dụng như thế nào… Tiểu luận tìm hiểu về “Tài nguyên Khoáng sản của Việt Nam” mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản nhất, thực tế nhất trữ lượng, tiềm năng kinh tế và tình hình khai thác, sử dụng của tài nguyên khoáng sản của Nước ta