K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2017

Đề: em hãy tả cây si.

 BÀI LÀM

    Hàng ngày, vào giờ ra chơi, chúng em tha hồ nô đùa dưới bóng mát cây si. Các bạn nữ thì chơi cò cò, chơi nhảy dây, còn các bạn nam thì chơi đá cầu... Sau những giây phút vui đùa, em lại ngồi nghỉ dưới gốc cây si. Cây đã trồng từ lúc nào em không biết, khi em mới bước vào lớp một đã nhìn thấy.

   Cây rất to, mấy vòng tay ôm không xuể, thân cây màu xám mốc, rễ cây lan rộng, lúc thì nhô lên, lúc thì ẩn mình xuống mặt đất như những con rắn hổ mang, tán cây xòe rộng che bóng mát cả một khoảng sân trường, những chiếc lá màu xanh đậm, mọc um tùm, trái si thì to bằng đầu ngón tay khi còn non thì có màu xanh, khi chín thì màu đỏ bầm. Chim chóc kéo nhau đậu trên những cành cây cao hót líu lo suốt cả buổi học.

   Em rất yêu quý cây si. Sau này, khi lớn lên, đi xa em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu của mình, nhớ mãi cây si, người bạn thân thiết của em.

31 tháng 12 2017

Trường em có rất nhiều loài cây cổ thụ to như cây xà cừ, cây bàng, cây si già. Nhưng em thấy thích nhất là cây si già bởi nó nằm ngay trước cửa lớp học của em.

Em cũng chẳng biết cây si già đã có từ bao giờ  nhưng em chắc chắn một điều là nó có từ rất rất lâu rồi. Vì bây giờ nó thành cây si già cổ thụ đứng sừng sững như một cái ô khổng lồ che nắng che mưa cho chúng em vui chơi.

Ở gốc cây si là những chiếc rễ lớn uốn lượn vòng vèo nổi trên mặt đất như những chiếc ghế để cho chúng em ngồi giải lao và vui chơi sau những tiết học căng thẳng và mệt mỏi. Thân cây to ba người bọn em ôm mới hết, thân cây có màu nâu sẫm. Lên cao chừng hơn mét rưỡi cây si bắt đầu phân thành năm nhánh lớn tỏa ra xung quanh và lên cao hơn trên những nhánh đó lại phân thành những nhánh con với những chiếc lá nhỏ xinh vươn ra xung quanh thành một chiếc ô lớn khổng lồ. Em thấy một điều đặc biệt ở cây si là ở những nhánh có những sợi dây dài mọc hướng xuống bên dưới rất dài. Như những mái tóc buông mình thươn dài. Lá cây si có màu xanh hơi không to nhưng cây si rất nhiều lá đan xen lẫn nhau như muốn che chắn bảo vệ một thứ gì đó.

31 tháng 12 2017

Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát, chúng đứng thành hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng em vẫn là cây si già.

   Không biết đến nay, cây si già đã bao nhiêu tuổi. Cô giáo chủ nhiệm của em nói: “Cô về đây đã hơn mười năm rồi, lúc ấy cây si cũng như bây giờ, cô nghe nói từ khi có ngôi trường này thì người thì người ta đã trồng nó từ bao giờ rồi. Có lẽ đã gần trăm tuổi rồi đấy!”. Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẳm. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa nằm ngủ im lìm dưới tán cây. Thân cây to hết chỗ nói, ước chừng sáu, bảy đứa trẻ chúng em nắm tay nhau mới kín được. Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như rễ cây. Hầu như toàn thân cây chi chít những tên tuổi, những con số, những hình nhân do các bậc đàn anh đàn chị các lớp trước lưu lại để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Điều thú vị nhất với chúng em là nắm lấy những cái rễ to bằng ngón tay cái người lớn lòng thòng từ trên xuống thi nhau trèo lên cao hoặc chơi đánh đu. Con trai, con gái đều thích thú. Dường như quanh năm, cây si vẫn xanh một màu xanh muôn thưở của nó. Lá si nhỏ và dày, cành lại dai nên dù mưa to gió bão, cây si vẫn đứng vững vàng chống chọi lại thiên tai mà không hề hấn gì. Đã trăm tuổi rồi, trông nó vẫn cường tráng, vẫn xuân xanh như một chàng trai mới lớn.

    Những giờ giải lao, chúng em thường tụ tập về đây để hóng mát và tổ chức các trò chơi của trẻ thơ. Cây si đã gắn với ngôi trường này, gắn với bao thế hệ học trò muôn vàn những kỉ niệm thân thương, những trò chơi hấp dẫn hay những câu chuyện tuế của đời thường râm ran nổ ra dưới gốc cây này.


   Mai đây, khi phải từ biệt mái trường này thì cây si già vẫn mãi mãi để lại trong lòng chúng em những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm khó quên của một thời thơ ấu.

30 tháng 9 2023

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài 

Giới thiệu về cây si

Cây si luôn già hơn những cây khác, ,từ cây si cổ thụ ở đầu làng đến cây si bé trong hòn non bộ của ông.

Thân bài 

Miêu tả các bộ phận của cây si 

Rễ si: Rễ si: làm thành bộ “ râu” độc đáo của si, rậm và dài. Những ngày sắp hoặc sau mưa, cây si già thêm vì râu cứ trắng ra. Rễ si lúc nào cũng lòa xòa.

Lá si:  nhỏ nhưng nhiều nên cho bóng mát. Lá si không bao giờ rụng hàng loạt và xanh lá quanh năm.

Kết bài 

Nêu cảm nghĩ về cây si 

Lá si tặng con người bóng mát, chòm râu để trẻ ngắm mà nhớ đến ông nội, ông ngoại, những người già luôn yêu quý các em.

Câu chuyện:  Cậu bé và cây si già          Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?- Cháu tên là Ngoan.- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!Mặt cậu bé rạng lên. Cậu...
Đọc tiếp

Câu chuyện:  Cậu bé và cây si già

          Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không?  Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?                                                                                        (Theo Trần Hồng Thắng)

Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 400 từ về bài học đó.( Viết đoạn văn vào vở, chụp ảnh gửi và zalo cá nhân của cô, thời gian nộp bài hạn cuối cùng ngày 6/3/2022)

0
31 tháng 3 2022

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống.

31 tháng 3 2022

bạn này viết nhanh vậy

mik vừa đăng

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Cây siCây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây si

Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.

Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.

Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.

Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.

                                                                                                             Theo BẰNG SƠN

a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

1
30 tháng 9 2023

a, - Bài văn có 4 đoạn 

- Nội dung của từng đoạn: 

+ Đoạn 1: Giới thiệu về cây si

+ Đoạn 2: Miêu tả bộ “râu” của cây si

+ Đoạn 3: Miêu tả lá cây si 

+ Đoạn 4: Cảm nghĩ về cây si 

b, Cây si được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây si đến tình cảm của tác giả.

24 tháng 11 2021

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống