K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây si

Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.

Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mua hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lồn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.

Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào tùng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bằng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.

Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người giả luôn yêu quý các em.

                                                                                                             Theo BẰNG SƠN

a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

1
30 tháng 9 2023

a, - Bài văn có 4 đoạn 

- Nội dung của từng đoạn: 

+ Đoạn 1: Giới thiệu về cây si

+ Đoạn 2: Miêu tả bộ “râu” của cây si

+ Đoạn 3: Miêu tả lá cây si 

+ Đoạn 4: Cảm nghĩ về cây si 

b, Cây si được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây si đến tình cảm của tác giả.

Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?Cây bàngĐối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một...
Đọc tiếp

Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?

Cây bàng

Đối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!

Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng thấy đẹp. Đỗ anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu fía ấy của lá bàng cuối thu!

Qua mùa đông, cây bằng trụi không còn một lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cảnh trơ trụi đó như cố co mình lại để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Thuỳ và các bạn thấy thương xót trong lòng, những cảnh trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!

Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cảnh nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.

                                                                                                             Theo ĐẢO VŨ

1
30 tháng 9 2023

a, Bài văn có bốn đoạn.

+ Đoạn thứ nhất miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa hè

+ Đoạn thứ hai miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa thu

+ Đoạn thứ ba miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa đông

+ Đoạn thứ tư miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa xuân

b, Cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian

30 tháng 9 2023

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài 

Giới thiệu về cây si

Cây si luôn già hơn những cây khác, ,từ cây si cổ thụ ở đầu làng đến cây si bé trong hòn non bộ của ông.

Thân bài 

Miêu tả các bộ phận của cây si 

Rễ si: Rễ si: làm thành bộ “ râu” độc đáo của si, rậm và dài. Những ngày sắp hoặc sau mưa, cây si già thêm vì râu cứ trắng ra. Rễ si lúc nào cũng lòa xòa.

Lá si:  nhỏ nhưng nhiều nên cho bóng mát. Lá si không bao giờ rụng hàng loạt và xanh lá quanh năm.

Kết bài 

Nêu cảm nghĩ về cây si 

Lá si tặng con người bóng mát, chòm râu để trẻ ngắm mà nhớ đến ông nội, ông ngoại, những người già luôn yêu quý các em.

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

                                                                                                                 Vy Anh

- Đoạn văn có nội dung gì?

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

                                                                                                            Theo Băng Sơn

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

1
21 tháng 10 2023

a.

- Đoạn văn miêu tả cây bàng.

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng, xanh sẫm, dày dặn, bàn tay người lớn, một bông hoa xanh nhiều cánh.

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi cho trường của bạn nhỏ: che mát một khoảng sân trường.

b.

- Đoạn văn miêu tả lá cây si.

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: nhỏ, nhiều, chòm râu, xanh quanh năm.

- Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

5 tháng 10 2023

Các ý đúng:

a) Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.

b) Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuỗi bé.

c) Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.

5 tháng 10 2023

Chọn đáp án: 

A. Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.

B. Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuối bé.

C. Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.a. Tá lá Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Tá lá 

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)


– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

– Lá bàng được tả theo trình tự nào?

– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)


– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

c. Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn. 

– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em? 

1
29 tháng 9 2023

a.

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

b.

- Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

c.

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: 

+ Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. 

+ Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

- Tác dụng của những biện pháp đó là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

d.

- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ....

1 tháng 10 2023

Tham khảo

                  CÂY XƯƠNG RỒNG KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT     Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.     Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có...
Đọc tiếp

                  CÂY XƯƠNG RỒNG KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT

     Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.

     Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hàng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”

     Nó biết rằng, ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi nước của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được.

     Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới ngày nay.

câu 3. Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc

a. nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa

b. các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng

c. vẻ đẹp của xương rồng bị gió cát làm cho tàn phai

câu 5. câu chuyện muốn nói với em điều gì?

1
24 tháng 3 2022

câu 3. Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc

a. nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa

b. các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng

c. vẻ đẹp của xương rồng bị gió cát làm cho tàn phai

câu 5. câu chuyện muốn nói với em điều gì?

không chịu khuất phục trước những khó khăn

Bài 6: Khi quan sát cây me, tác giả bài văn sau đã có những liên tưởng thú vị, em hãy gạch dưới câu văn là kết quả của sự liên tưởng thú vị đó:          Nhìn từ xa, cây me tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá xum xuê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần, em càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà...
Đọc tiếp

Bài 6: Khi quan sát cây me, tác giả bài văn sau đã có những liên tưởng thú vị, em hãy gạch dưới câu văn là kết quả của sự liên tưởng thú vị đó:

          Nhìn từ xa, cây me tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá xum xuê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần, em càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà cừ,... dọc theo vệ đường gần đó thì nó vượt hẳn cả kích thước lẫn bóng che. Mọi người đi qua đây, dù vội vã đến đâu cũng muốn dừng lại mươi lăm phút để tận hưởng cái không khí dìu dịu từ cái phòng “điều hòa nhiệt độ” ngoài trời này và tránh cái nắng tháng ba như đổ lửa của mùa khô.

          Tít trên cao, tán lá xum xuê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu, … thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”. Đến màu ra hoa, cài vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong xanh vời vợi.

1
24 tháng 2 2022

thế câu hỏi là gì

TRÁI TIM NGƯỜI MẸMột cây Bạch Dương sống trong rừng cùng ba đứa con của mình – ba cây BạchDương Con non nớt. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành lá che mưa gió chocon. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch DươngCon vui vẻ lớn lên. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.Một hôm, cơn mưa dông ập tới. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp...
Đọc tiếp

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ
Một cây Bạch Dương sống trong rừng cùng ba đứa con của mình – ba cây Bạch
Dương Con non nớt. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành lá che mưa gió cho
con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương
Con vui vẻ lớn lên. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.
Một hôm, cơn mưa dông ập tới. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu
trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy sợ hãi. Bạch Dương Mę xòe cành ôm chặt ba đứa
con vào lòng và dô dành: “ Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành
của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!". Nhưng Bạch Dương
Mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch
Dương Mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ
cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ
vẫn cố đứng vững, xòe cành ôm chặt các con. Chi đến khi cơn dông gió hung tợn đã qua,
Bạch Dương Mẹę mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “ Các con
đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn
còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không
bao giờ ngừng đập, không bao giờ...". Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống nhưng
không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.

Con hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi cây Bạch Dương Mẹ trong câu chuyện.

1
6 tháng 1 2022

sao mẹ bạnh dương kiên cường thế nhỉ?

6 tháng 1 2022

vì tình thương của mẹ là nghị lực đó