Tập làm văn : tả về con trâu lá đa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa hè năm ngoái, bà ngoại từ quê lên thăm gia đình em, bà mang theo rất nhiều quà quê cho mấy chị em, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp màu đen rất đẹp. Bà bảo rằng đây là con mèo đầu tiên được sinh ra từ chú mèo mẹ bà nuôi nhiều năm. Chú mèo ấy ngày ngày lớn lên thật nhanh, hằng ngày quẩn quanh bên chân em.
Mẹ bảo rằng chú mèo này lớn rất nhanh nhưng lại lười bắt chuột, chỉ kêu meo meo dọa chuột chứ lười vận động lắm. Tuy nhiên em vẫn rất thích ôm nó vào lòng khi đi ngủ. Mẹ lại không thích thế chút nào, vì lông mèo sẽ dính vào chăn chiếu, vào người.
Chú mèo nhà em có bộ lông màu đen mượt mà, sờ vào rất êm và nhẹ tênh; khi em ôm nó vào lòng nó kêu gầm gừ một lát rồi nằm ngoan ngoan trong vòng tay em. Đôi mắt của nó màu xanh nhạt, tròn xoe như hai hạt nhãn và long lanh như màu nước. Buổi tối khi em nhìn vào mắt nó thì có màu xanh, đôi khi màu xanh đó dọa em phát sợ. Mẹ bảo buổi tối mắt mèo sáng hơn buổi ngày rất nhiều, vì mèo hoạt động đêm nhiều, nhưng còn mèo nhà em thì chỉ ăn và ngủ.
Con mèo nhà em nặng tầm 2kg, đôi chân của nó rất uyển chuyển khi di chuyển ở trên gác bếp, nó nhảy rất nhẹ nhàng, có đôi khi nó nhảy nhanh thoăn thoát từ đất lên tận mai nhà để tìm bắt dán. Mèo nhà em hình như thích bắt dán và thằn lằn hơn là bắt chuột, vì em chưa thấy nó bắt chuột bao giờ.
Mỗi lần mẹ em cho nó ăn cơm thì nó lại ngoan ngoãn đi thật nhanh và ăn sạch thức ăn, không để rơi vãi hạt nào ra khỏi bát. Mẹ bảo nó ở rất sạch sẽ và biết điều.
Mùa đông đến, em thường ngồi cạnh mẹ ở bên bếp lò, chú mèo cứ chờn vờn xung quanh chân và kêu gầm gừ. Em thích vuốt bộ lông của nó như thế. Nhưng nhiều khi em bực bội, em chỉ muốn đá nó một phát bay đi thật xa.
Chú mèo mướp nhà em có thói quen khi nằm ngủ thì chui lên giường nằm cạnh em, đến nửa đêm nó lại đi đâu, gần sáng nó lại về nằm cùng. Trông lúc nó ngủ bộ râu cứ giật giật, em rất thích thú.
Em mong sao con mèo nhà em ngày càng lớn nhanh và sinh được một đàn con xinh đẹp có thể làm bạn với em. Em rất yêu chú mèo mướp màu đen đó.
Ngày đầu tiên mới về, Tôm còn bé xíu, chắc chỉ mới cai sữa mẹ thôi. Đến nay cũng đã gần 3 tháng nên Tôm trông cứng cáp hơn hẳn. Lông nó vàng óng mượt mới đẹp làm sao. Đầu Tôm tròn như một quả bóng te nít, lại có thêm hai tai hình tam giác xinh xinh. Hai con mắt to tròn, xanh biếc, trong trẻo như nước biển long lanh buổi sáng. Cái mũi phớt hồng xinh xắn, ướt át mỗi khi Tôm liếm láp vệ sinh mặt mũi. Thân hình Tôm bé xíu như cánh tay em thôi. Bốn chân nhỏ nhắn, thon thả. Mỗi bước đi nhẹ nhàng, uyển chuyển như đang lướt ván vậy. Cái đuôi nhỏ dài trông thật duyên dáng. Khi Tôm di chuyển, chiếc đuôi phối hợp nhịp nhàng y như một vũ công xiếc chuyên nghiệp.
Vốn là một con mèo cái, nhưng Tôm rất năng động, chạy nhảy đùa nghịch suốt ngày. Tôm thích đi trêu chọc những bạn mèo nhà hàng xóm. Nhưng có khi Tôm lại trầm tư, chỉ nằm một chỗ nhìn xe cộ qua lại. từ ngày có Tôm, nhà em không còn nghe thấy tiếng chuột nữa. Những con chuột to gan mỗi khi nghe tiếng kêu oai hùng của Tôm cũng phải tim đập chân run. Tôm hay di chuyển quanh bếp, đảo mắt nhìn quanh để phát hiện những con chuột vô phép. Trông Tôm như một cô bảo vệ oai nghiêm, hết mình vì nhiệm vụ của mình vậy.
Những lúc nắng ấm, Tôm lại dành ra một khoảng thời gian nằm dài sưởi ấm. Tôm ngồi khoanh tròn trên cửa sổ, đưa chân lên liếm liếm rồi xoa hết mặt, trông thật ra dáng một chú mèo trưởng thành. Rồi khi chán, Tôm lại lôi cuộn len đồ chơi ra vờn quanh, chạy nhảy khắp nhà.
Cứ đến giờ ăn, Tôm tự giác nằm bên bát của Tôm. Nó ăn rất ngoan, không để hạt cơm nào vương vãi ra sàn nhà. Ăn xong, Tôm quay xuống bếp tiếp tục công việc canh giữ bếp núc. Tối đến, Tôm nằm lên chân em, ngoan ngoãn xem em học bài. Thỉnh thoảng Tôm dúi đầu vào cánh tay em nũng nịu. Những lúc như thế, trông Tôm thật điệu đà, duyên dáng.(Hết)
Em tham khảo nhé:
Sinh ra từ làng, từ nhỏ em đã được dạy :”Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Chính vì vậy, em luôn coi con trâu như người bạn và thành viên trong gia đình mình. Chú trâu nhà em được mua về từ lúc còn là con nghé con bé bỏng và hiếu động. Lúc mới về, cậu ta nhỏ, nhút nhát và còn hơi lạ. Nhưng dần dần, cũng quen và khá nghịch ngợm. Lớn hơn thì có vẻ “nghiêm túc, người lớn” hơn. Chú trâu nhà em có bộ lông màu xám. Chú ta nặng ký lắm, tận gần 500kg, thuộc dạng bự nhất trong đám trâu trong làng. Hàng xóm thường hỏi bố mẹ em chăm sao mà khéo thế? Bốn cái chân của nó to và chắc khỏe, vì cần phải làm nhiều việc nặng như kéo xe, cày bừa phụ con người. Hai cái tai to bằng bản tay hay ve vẩy để đuổi mấy con côn trùng. Cặp sừng thì to ơi là to, cong vút và nhọn. Ai mà lạ thì nhìn cặp sừng ấy của nó thì hãi lắm, chứ em thì quen rồi với cả chú ta hiền lắm sẽ không húc ai. Cặp sừng như để trang trí thể hiện đẹp mã thôi ý mà. Mũi của nó được bố em xỏ dây để có thể buộc và điều khiển khi di chuyển, chắc nó cũng khó chịu nhưng phải làm thế để nhắc nhở chứ nó làm sao hiểu khi nào cần sang trái, sang phải đâu. Con trâu này có cái bụng căng tròn, vì lúc nào cũng được cho ăn no nê. Nó có thói quen nhai lại nữa, thường ra đồng cứ ăn nhộm nhoạm cho đầy bụng, rồi khi về nhà nằm bẹp lại nhai lại cho kĩ. Trâu vừa là công cụ sản xuất vừa của gia đình vừa là bạn của em. Khi đi thả diều em rất hay ngồi trên lưng trâu. Kể cả khi mang sách ra đồng, em cũng hay tựa vào lưng trâu để đọc sách. Chưa bao giờ em coi nó chỉ như là một con vật bình thường. Với em nó là một điều đặc biệt gắn liền với những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp.
. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
1. Mở bài: Giới thiệu về con mèo
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.
- Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm
- Chân: có móng vuốt
- Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gang
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '"xực xực", nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía đểlàm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản... Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp".
Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.
Chủ nhật vừa qua, trên đường đi chơi cùng chị Hai em chợt gặp một cô gà mái dẫn đàn gà con đi tìm mồi, trông chúng thật dễ thương làm sao!
Cô gà mái mơ có dáng vẻ bệ vệ, mập mạp. Cô nặng khoảng hai ký, cao bằng đầu gối em, bộ lông đen tuyền, bóng mượt. Đầu cô tròn, to bằng một quả chanh. Cặp mắt tròn xoe, đen lay láy, luôn liếc ngang liếc dọc để canh chừng lũ con bé bỏng đáng yêu. Chiếc mỏ màu vàng quặp xuống và rất cứng cáp. Cổ không cao lắm, gắn liền với thân mình và được phủ bên ngoài một bộ lông màu xám pha đen. Thân mình cô mập mạp, khỏe mạnh, da thịt rắn chắc và nở nang. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen. Tô điểm thêm vẻ đẹp của cô là chiếc đuôi khá dài, hơi vểnh lên, lông đuôi cũng sơ xác lắm rồi, có lẻ vì cô đã dốc sức để lo lắng chu đáo cho đàn gà con. Đôi chân hơi thấp được phủ lên một bộ da vàng như mái ngói, ngón chân nhọn, sắc bén dùng để bới giun, tìm mồi cho gà con. Đàn gà con bụ bẩm to hơn quả trứng gà một chút, con nào cũng được khoác một bộ lông tơ màu vàng óng trông thật đáng yêu! Sáng sớm tinh sương cô gà mái tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi, cô rất thương lũ gà con, cứ vài bước cô quay lại xem những đứa con của mình có bị lạc đàn không. Tìm được con giun nào là cô gắp lên, cất tiếng kêu "Tục, tục!" gọi lũ gà con lại, trông chúng tranh nhau miếng mồi như những cuộn len màu vàng lăn lông lốc dưới bãi cỏ xanh. Chợt anh chàng chó hung hăng xuất hiện, cô liền cất tiếng kêu quang quác gọi đàn con lại, cô dang đôi cánh cho đám gà con kéo nhau chạy vào lòng mình để nhận được sự che chở. Ăn uống đầy đủ xong, mẹ con cô gà mái lại quây quần bên nhau thật ấm áp, thân thương.
Em cảm thấy lòng mình dâng lên tình yêu thương khi nhìn thấy cảnh mẹ con cô gà mái đi tìm mồi. Giá như em có được cô gà mái và đàn gà con này nhỉ! Em muốn góp một phần nhỏ để cho cô gà mái đỡ vất vả và đẻ thêm nhiều trứng, nở nhiều gà con.
Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,... Người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.
- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
- Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.
Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.
Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:
Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...
hay câu hát:
“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.
Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.
Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.
Cây đa đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.
Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá đa, lá mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có được một con trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một cách khoan khoái. Thế nhưng, để làm được con trâu lá đa khỏe, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà không bị gãy đầu trước thì phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng. Bên gốc đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và đuổi nhau chí choé. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những trận chiến… trâu lá đa vẫn không mờ phai trong ký ức của những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.
Trâu lá đa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần thơ:
Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn lá đa làm trâu chọiNgắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ốiGió reo vui, mát rượi đồng chiều...
hay câu hát:
“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu. A......a......a. Trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa. A........a........a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai tai vểnh. Vắt..........Vắt.........Vắt”.
Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày nay có nhiều đứa cũng không biết con trâu lá đa, lá mít, bởi bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu bằng lá đa, lá mít thì tìm mãi không ra cái… lá.
Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con, là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền… cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày, trâu lá đa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.
cho cái ha ae các bn