Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử dân tộc đang dần bị lãng quên trong bộ phận giới trẻ”hãy viết bài văn nghị luận nêu ý kiến về vấn đề trên và đề xuất các giải pháp để giúp người trẻ viết tiếp câu chuyện lịch sử của cha ông?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Thành tựu văn hóa:
Tôn giáo: Nho giáo chiếm độc tôn. Đạo giáo, Phật giáo dần phục hồi và phát triển. Thiên chúa giáo bị ngăn cấm.
Chữ Quốc ngữ ra đời.
Văn học:
Văn học chữ Nôm phát triển.
+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.
- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát. (Tham khảo)
Nghệ thuật dân gian
- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.
- Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,... Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
Trách nhiệm của bản thân: cố gắng lưu truyền và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc

THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
c. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
Tham khảo nha em:
I. Mở bài
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
II. Thân bài
- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
III. Kết bài
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

Thái độ:
- Cảm thấy lịch sử dân tộc là giá trị tinh thần hình thần trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trách nhiệm:
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dan tộc.
Chúc bạn học tốt!

Hôm nay, tạm dừng những câu chuyện lịch sử, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn về 1 vấn đề khác quan trọng hơn. Đó là việc chúng ta nên có THÁI ĐỘ NHƯ THẾ NÀO khi tiếp nhận những thông tin về lịch sử.
Ngay từ những ngày đầu pập page, các admin chúng tôi thường nhận được những câu hỏi đại ý:
- Em nghe nói về vấn đề này thế này, có đúng không?
- Em muốn biết thông tin về sự kiện kia.
- Page nghĩ sao về việc A, B, C…
Và câu trả lời của chúng tôi thường là: bạn hãy tự tìm hiểu. Hãy tự mình đọc thêm, đọc thêm nhiều, nhiều nữa. Và đừng vội vàng kết luận gì cả. Đến 1 lúc nào đó, bạn sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình.
Thế nhưng, đứng trước những câu hỏi đó, chính tôi và bản thân các bạn đều hiểu 1 sự thật: ở thời đại này của chúng ta, không khó để lên mạng và gõ 1 cụm từ khoá, sau đó đọc về điều mình muốn tìm. Sẽ có đến hàng nghìn, thậm chí trăm nghìn kết quả. Nhưng việc các bạn muốn hỏi thêm chúng tôi, muốn chúng tôi cho 1 ý kiến… cho thấy các bạn đang hoang mang trong mớ thông tin hỗn độn mà các bạn thu thập được, nên cần 1 lời khẳng định từ các admin.
Bài văn nghị luận về việc “Lịch sử dân tộc đang dần bị lãng quên trong bộ phận giới trẻ”
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng lịch sử dân tộc đang dần bị lãng quên trong một bộ phận giới trẻ. Đây là một vấn đề đáng báo động bởi lịch sử không chỉ là những sự kiện đã qua mà còn là bài học quý giá giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về cội nguồn, bản sắc dân tộc và ý chí kiên cường của ông cha ta. Nếu giới trẻ không quan tâm đến lịch sử, họ sẽ mất đi sự gắn kết với truyền thống, dễ bị cuốn vào những luồng thông tin sai lệch, thiếu căn cứ, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tại và tương lai của đất nước. Lịch sử là tấm gương sáng ngời về sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, do vậy việc quên hoặc không hiểu lịch sử là một sự thiệt thòi lớn đối với mỗi người trẻ và cả dân tộc.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc phương pháp giảng dạy lịch sử hiện nay còn khô khan, thiếu hấp dẫn, chưa tạo được sự kết nối giữa quá khứ và thực tại trong suy nghĩ của học sinh. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cũng khiến giới trẻ dễ bị phân tâm và tiếp nhận thông tin lịch sử không chính thống, sai lệch.
Để giúp người trẻ viết tiếp câu chuyện lịch sử của cha ông, cần có những giải pháp đồng bộ và thiết thực. Trước hết, giáo dục lịch sử trong nhà trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy, làm cho môn học trở nên sinh động, gần gũi, gắn liền với những câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng và lòng tự hào dân tộc. Thứ hai, cần phát huy vai trò của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại để lan tỏa kiến thức lịch sử một cách sáng tạo, hấp dẫn, ví dụ như qua phim ảnh, video, trò chơi lịch sử, các dự án cộng đồng do giới trẻ thực hiện. Thứ ba, gia đình và xã hội cũng cần tạo môi trường để thế hệ trẻ có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử, tham gia các hoạt động tưởng niệm, tìm hiểu truyền thống. Cuối cùng, cần có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, đồng thời đấu tranh mạnh mẽ với các thông tin xuyên tạc, sai lệch lịch sử trên mạng.
Tóm lại, lịch sử là nền tảng để thế hệ trẻ hiểu về cội nguồn, phát huy truyền thống và xây dựng tương lai. Việc giữ gìn và phát huy lịch sử trong giới trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội nhằm viết tiếp câu chuyện hào hùng của dân tộc.