cho em một bài dự thi điều con muốn nói với ak
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


- Người cha mong con sẽ biết tự hào về truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là niềm tự tin, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ, cao đẹp của quê hương mình.

Kết bạn nha!
Theo như mình nghĩ thì có khoảng tầm 90% sẽ thuộc loại kiểu như vậy đó và mình cũng là một trong những người như thế!

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
- Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nội dung câu nói (2đ):
+ A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.
+ Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.
+ Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
+ Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.
+ Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.
Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.
→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.
+ Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.
Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.
+ Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.
- Bàn luận (2đ):
+ Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.
+ Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?
+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...


nói về đăc sản món ăn truyền thống , danh lam thắng cảnh nổi tiếng , kể về truyền thuyết , nguồn gốc con ng việt

khi em đoạt giải thì người anh thấy thấy ngỡ ngàng,hãnh diện,xấu hổ và ko trả lời câu hỏi mà mẹ hỏi.
nếu có lời khuyên,em sẽ khuyên:bạn đừng bao giờ ganh tị hay nghĩ xấu về em gái mình nữa,cô chỉ muốn tốt cho bạn vậy mà bạn lại làm như vậy.Bây giờ thì bạn đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi chứ?hãy sửa đổi nó đi vì nó sẽ làm cho con người ta mất đi chính bản thân mình
tick nhé
Cử chỉ, thái độ:
+ Đẩy em ra.
+ Miễn cưỡng cùng gia đình đi nhận giải.
Nếu có lời khuyên em sẽ nói: ghen tị là thói xấu làm người ta bé nhỏ đi; ghen
tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người.
Tuổi thơ tôi gói gọn trong những đêm đông giá lạnh, khi mùa đông về, làn gió rét mướt thổi qua từng khe cửa, luồn lách vào căn phòng nhỏ bé, khiến cho từng hơi thở của đêm đen trở nên thật nặng nề và buồn hơn. Lửa bập bùng trong bếp, là điểm sáng duy nhất trong không gian tĩnh lặng, khói bếp tỏa lên từ những nồi canh nóng hổi, làn hơi ấm áp bốc lên quanh tôi, nhưng cái lạnh ngoài kia vẫn bám riết trong tâm hồn không lối thoát. Những đêm ấy, bà ngồi bên ánh lửa chập chờn, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích, lời bà nhẹ nhàng, chậm rãi như muốn xua tan đi sự tịch mịch của mùa đông. Đối với tôi lúc này, cả thế giới dường như thu nhỏ lại bên bếp lửa ấm áp, và tôi lại rúc mình trong lòng bà, nghe bà kể chuyện.
Ngoại tôi là một người phụ nữ với mái tóc bạc phơ và đôi tay chai sần theo năm tháng, là cả bầu trời tuổi thơ của tôi. Ngoại thường kể những câu chuyện cổ tích, giọng bà trầm ấm, chậm rãi, tựa như lời ru kéo tôi vào giấc mơ diệu kỳ. “Ngày xửa ngày xưa...” – khi câu mở đầu ấy được cất lên, tôi như lạc vào một thế giới nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác, lòng nhân hậu được đền đáp xứng đáng. Những nhân vật như Thạch Sanh, cô Tấm hay cậu bé thông minh bước ra từ lời kể của ngoại, sống động đến mức tôi có cảm giác như chính mình đang đồng hành cùng họ qua những thử thách cam go. Có lần, nghe xong một câu chuyện, tôi tò mò hỏi:
-Ngoại ơi, sao người tốt lại khổ thế?
Ngoại mỉm cười, vuốt tóc tôi:
-Vì ông Trời đang thử lòng họ đấy. Qua khó khăn, mình mới biết trân trọng những điều tốt đẹp nhất, cháu ạ!
Lúc ấy, tôi không thể hiểu hết được ý nghĩa những lời ngoại nói, nhưng vòng tay bà đủ làm tôi thấy an yên. Bà ngồi đó, kể cho tôi nghe những câu chuyện không chỉ để tôi say mê, mà còn để dạy tôi bài học về lòng nhân ái, sự kiên trì và biết trân quý hạnh phúc trong cuộc đời.
Thế nhưng, thời gian không ngừng trôi. Mỗi khi Tết đến, tôi lại vừa háo hức vừa lo âu. Háo hức vì được trở về bên bà, quây quần bên mâm cỗ ngày xuân, nhưng cũng lo lắng vì Tết lại làm ngoại già đi thêm một tuổi. Tôi sợ thời gian sẽ lấy đi ngoại của tôi, lấy đi những đêm bà kể chuyện, những ngày bà dẫn tôi ra chợ Tết, mua cành đào, chậu quất để trang hoàng nhà cửa. Tôi nhớ những mùa Tết bên bà, khi cả không gian như ngập tràn hương vị của ngày xuân. Những cành đào hồng thắm, những chậu quất trĩu quả vàng tươi làm sáng bừng góc sân nhà. Bà, với dáng người nhỏ nhắn nhưng đôi bàn tay luôn thoăn thoắt, bận rộn gói bánh chưng, nấu nồi nước lá mùi để cả nhà rửa mặt ngày đầu năm. Tôi còn nhớ như in hương thơm thoang thoảng của lá dong, nếp mới hòa quyện với mùi khói bếp, tất cả như một phần không thể thiếu của tuổi thơ tôi.
Ngày Tết bên bà không chỉ là những món ăn ngon, mà còn là những khoảnh khắc đầy yêu thương. Tôi theo bà ra chợ xuân, nơi bà cẩn thận chọn từng nhành hoa, từng cành đào. Bà bảo, hoa đào là linh hồn của ngày Tết, và mỗi bông hoa nở rộ như một lời chúc an lành. Tôi hay líu ríu bên bà, đôi khi tò mò hỏi về những phong tục, tập quán mà bà luôn nhẫn nại giải thích.
Tôi thích nhất là khoảnh khắc giao thừa. Cả nhà quây quần bên nhau, còn bà thì luôn dành vài phút để thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, khẽ thì thầm lời cầu nguyện cho một năm mới bình an. Lúc ấy, tôi thường nắm lấy bàn tay bà, bàn tay đã chai sần qua năm tháng nhưng vẫn luôn ấm áp.
Thế nhưng, Tết mỗi năm lại khiến tôi thêm lo sợ. Tôi lo rằng thời gian tàn nhẫn sẽ làm bà yếu hơn, chậm chạp hơn. Những nếp nhăn trên gương mặt bà ngày một rõ nét, đôi mắt mờ dần theo năm tháng. Tôi sợ một ngày nào đó, giọng kể ấm áp của bà sẽ chỉ còn là ký ức. Tôi nhớ những lần bà xoa đầu tôi và bảo:
-Mỗi năm qua đi là thêm một lần chúng ta được ở bên nhau, con à. Vì thế, hãy luôn trân trọng những phút giây hiện tại.
Những lời nói ấy khiến tôi thấm thía hơn bao giờ hết. Mỗi mùa Tết, tôi đều tự nhủ phải yêu thương bà nhiều hơn, phải ghi nhớ từng câu chuyện bà kể, từng món ăn bà nấu, từng ánh mắt, nụ cười của bà. Đó không chỉ là ký ức, mà còn là những kho báu quý giá của cuộc đời tôi.
Thời gian không chờ đợi ai, nhưng tình yêu thương mà bà dành cho tôi sẽ mãi là ánh sáng sưởi ấm tâm hồn tôi, như ngọn lửa bập bùng trong những đêm đông năm xưa. Tôi chỉ mong mỗi năm Tết đến, tôi vẫn được trở về bên bà, nghe bà kể chuyện, và cảm nhận trọn vẹn tình thương từ vòng tay ấm áp ấy.
Còn điều gì chưa nói? Có lẽ đó là lời cảm ơn sâu sắc mà tôi chưa kịp nói với bà – cảm ơn bà đã luôn là người chở che, đã luôn yêu thương tôi vô điều kiện, và đã dạy tôi những bài học quý giá về cuộc sống. Mỗi năm trôi qua, tôi càng hiểu rằng, những gì bà trao tặng tôi không chỉ là những câu chuyện cổ tích mà còn là sự thật giản dị của lòng nhân ái, tình yêu thương và sự sẻ chia. Và tôi sẽ luôn trân trọng từng giây phút bên bà, không chỉ trong những mùa Tết, mà trong suốt cả cuộc đời.
=> đây là bài dự thi '' còn điều gì chưa nói "của mk , bn tham khảo nhé ^^
chúc bạn học tốt
tk cho mk