hay qua
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để bước chân của 2 cha con ngang bằng nhau thì cả 2 cha con cần phải đi:
4×5=20(dm)=2(m)4×5=20(��)=2(�)
Vậy cứ đi 2m thì bước chân 2 cha con ngang hàng, nên số khoảng cách 2m là:
521−1=520521−1=520 ( khoảng cách)
Quãng đường dài là:
520×2=1040(m) k coppy ạ , cảm ơn
Kể từ bước chân đầu tiên của 2 bố con ngang nhau thì 2 người đã đi đc quãng đường là:
70x50=3500cm=35m
Vì có tất cả 101 lần bước ngang nhau nên có tất cả 100 lần 35m
=>Quãng đường mà 2 bố con đi được là: 100x35=3500m
Quãng đường mỗi người đã đi là: 3500:2=1750m
Đổi 70cm=0,7m 50cm=0,5m
Số bước chân của bố là:
1750:0,7=2500(bước)
Số bước chân của con: là
1750:0,5=3500(bước)
Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
Xem thêm: Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Những từ ngữ giàu sắc thái biêu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,… đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác… đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muôn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thỉ là phong tục.
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin… Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả đế có thể:
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả. Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đốì với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ… Con lớn lên như hòm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thâm thìa. Quả là:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại – trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn – nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình…
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thế hiện, diễn tả tình cảm. Những tư ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muôn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.
(bạn tham khảo mình tự làm nên không dài như văn mẫu)
Câu nói của người mẹ khiến em rất xúc động, em thấy được tình yêu thương bao la, vô bờ bến của những người mẹ dành cho con cái . Cả cuộc đời của mẹ đều dành cho con, mẹ đã bất chấp tính mạng của mình để sinh ra con , nuôi nấng con. Không chỉ chăm sóc cho con, mẹ còn lo cho ca tương lai những đứa con của mình, người mẹ nào cũng muốn sau này đứa con của mình sẽ sống thật tốt, vững bước trên đường đời đầy gian khổ, mẹ biết rồi 1 ngày mẹ sẽ không còn đủ sức sát cánh cùng con chỉ mong con có thể tự lo cho mình bởi bấy giờ mẹ đã quá già yếu rồi....Các bạn thấy đấy tình yêu thương của mẹ như đại dương bao la, không gì sánh bằng, vậy nên hãy yêu thương mẹ khi còn có thể...Xin đừng dỗi hờn mẹ lúc bị mẹ quát mắng, khi mẹ quát con mẹ cũng đau lắm chứ chỉ vì "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mong sao con thành người có đạo đức, giúp ích cho xã hội.
Kể từ bước chân đầu tiên của 2 bố con ngang nhau thì 2 người đã đi đc quãng đường là:
70x50=3500cm=35m
Vì có tất cả 101 lần bước ngang nhau nên có tất cả 100 lần 35m
=>Quãng đường mà 2 bố con đi được là: 100x35=3500m
Quãng đường mỗi người đã đi là: 3500:2=1750m
Đổi 70cm=0,7m 50cm=0,5m
Số bước chân của bố là:
1750:0,7=2500(bước)
Số bước chân của con: là
1750:0,5=3500(bước)
Quãng đường 800 bước của con dài: 0,55m x 800 bước = 440m
Bước chân của cha dài hơn bước chân của con: 75 - 55 = 20cm
Vậy quãng đường mà 2 cha con đã đi: 440x(75/20)=1650m
Đáp số: 1650 mét
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!