có ý kiến cho rằng " Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hận lên các và khắc ghi những ân nghĩa lên đá " suy nghĩ của em về ý kiến trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
âu 2(0.5 điểm): Ghi lại một câu phủ định có trong văn bản trên?
→ Trong chuyến đi,giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.
→Cảm thấy bị xúc phạm,anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ."
→Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá,trong lòng người"
⇒Bạn có thể tùy chọn và ghi.Cách nhận biết: Câu phủ định là câu có các từ phủ định như: không,chẳng phải,không phải,...
Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn cuối văn bản ?
→Trong văn bản trên,câu văn cuối"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”đã thể hiện được ý nghĩa của toàn đoạn văn.Câu văn đã nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,không nên quá ích kỉ,chấp nhặt những việc cỏn con,hãy để nó trôi đi trong yên bình.Và hãy luôn ghi nhớ,khắc sâu những ân nghĩa,những người đã giúp đỡ ta,giữ trọn trong trái tim.Qua đó,tác giả khuyên ta hãy biết sống đúng cách,suy nghĩ một cách tích cực,hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu : viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát này có nghĩa là: khuyên chúng ta nên tha thứ cho người khác vì khi viết lên cát, gió sẽ thổi bay cát đi cùng với sự tha thứ. Còn câu : khắc ghi những ân nghĩa lên đá có nghĩa là khi chúng ta khắc lên đá, gió không thể thổi đi được. Chuyện ân nghĩa đó chúng ta sẽ không bao giờ quên cả.
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
theo em, học sinh lớp 8 tiếp cận kiến thức về cơ quan sinh dục và vấn đề sinh sản có coi là “vẽ đường cho hươu chạy là sai bởi vì các bn hs lớp 8 nên dcd học bởi vì những kiến thức đó sẽ giúp các bn hiểu hơn về các vấn đề như vậy từ đó sẽ ko xảy ra các tình huống đáng tiếc ( có bầu ,...)
Thực chất thì nói "Vẽ đường cho hươu chạy" là chưa đúng, đúng là vẫn vẽ đường những là đường cho hươu chạy đúng, không bị lạc lối. Thực ra, kiến thức sinh học 8 về cơ quan sinh dục hay vấn đề sinh sản thì còn quá ít, nó mới chỉ bước đầu giới thiệu sơ qua thôi. Đối với một đất nước còn hợi nặng về mặt tư tưởng vvv thì cách tiếp cận này là phù hợp, nhẹ nhàng, hiệu quả. Tất nhiên cần có sự phối hợp từ nhiều phía.
Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình. Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
em lớp 4. em mạnh dạn viết ạ
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người cũng vì đó bị cuốn vào vòng xoay tièn bạc. Cơm, áo, gạo, tiền khiến con người ta mải miết với công việc mà quên đi rằng còn nhiều thứ quan trọng cần được quan tâm. Những đứa trẻ thời nay gần như được phó mặc cho nhà trường hoặc những bà giúp việc. Bố mẹ chúng còn "bận" kiếm tiền. Lý do được hầu hết các bậc phụ huynh đưa ra là tôi "bận". Họ bận đến nỗi không có thời gian dành cho con cái. Cả ngày có khi không gặp mặt con, vì họ đi làm từ sớm đến tối muộn mới về. Khi về nhà thì lại cầm khư khư trên tay chiếc điện thoại. Khi con cái muốn đến gần tâm sự thì chỉ nhận được sự thờ ơ " đi ra ngoài, mẹ (bố) đang bận lắm". Cái khoảng cách đó lớn dần theo năm tháng, những đứa trẻ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng chỉ ước rằng bố mẹ có thể bớt chút thời gian tâm sự với chúng, đưa chúng đi chơi hoặc ôm chúng vào lòng. Cái chúng cần không chỉ là đầy đủ về vật chất, được ăn ngon mặc đẹp. Chúng cần được bố mẹ quan tâm, chia sẻ. Đã có rất nhiều trường hợp vì áp lực học tập hoặc bị bạo lực học đường nhưng không chia sẻ được với ai nên đã dẫn đến những cái chết thương tâm.
Hướng dẫn giải:
- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời " và " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.
Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.
Câu nói "Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá" mang một ý nghĩa sâu sắc về cách sống và xử lý những cảm xúc tiêu cực trong cuộc đời. Em đồng ý với ý kiến này vì nó chỉ ra một triết lý sống vô cùng thấm thía và nhân văn.
Thứ nhất, việc "viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát" khuyên chúng ta không nên để những nỗi đau, sự thù hận chiếm lấy trái tim và tâm trí mình quá lâu. Cát là thứ dễ bị gió cuốn đi, như là cách để nói rằng, những cảm xúc tiêu cực, dù là đau đớn hay căm phẫn, cũng chỉ là tạm thời và dễ dàng trôi đi nếu ta để chúng phôi pha. Những nỗi đau này nếu ta cứ giữ mãi, sẽ chỉ làm tổn thương bản thân mà thôi. Vì thế, học cách buông bỏ, để cho chúng tan biến như cát trong gió, là cách giúp chúng ta sống nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
Thứ hai, việc "khắc ghi những ân nghĩa lên đá" mang một thông điệp sâu sắc hơn về sự biết ơn và lòng tri ân. Đá là thứ bền vững, không dễ bị xóa nhòa theo thời gian. Khi ta ghi nhớ những ân nghĩa, sự tốt đẹp mà người khác mang lại, chúng ta làm cho những giá trị đó được lưu lại trong tâm trí mình, trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Lòng biết ơn giúp ta trưởng thành hơn, nuôi dưỡng tình yêu thương và sự gắn kết trong các mối quan hệ. Khắc ghi ân nghĩa không chỉ là sự tri ân đối với những người xung quanh, mà còn là cách để chúng ta nuôi dưỡng sự tích cực trong bản thân, tìm thấy niềm vui trong những điều tốt đẹp dù trong những hoàn cảnh khó khăn.
Em nghĩ rằng, trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc đau buồn, thất vọng hay cảm giác thù hận. Tuy nhiên, chúng ta có quyền lựa chọn cách phản ứng với chúng. Nếu biết buông bỏ và không để cho những cảm xúc tiêu cực chi phối, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy và trân trọng những điều tốt đẹp xung quanh. Khi ta khắc ghi những ân nghĩa và lòng biết ơn, nó sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc giúp chúng ta vượt qua những sóng gió của cuộc đời, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Tóm lại, câu nói này là một bài học quý giá về sự buông bỏ và tri ân, giúp ta học cách sống tích cực và hướng về phía ánh sáng thay vì chỉ nhìn vào những bóng tối.
hộ mik cái đc ko