6. Em hãy viết một đoạn văn (5- 7 câu) nói về giá trị của việc bảo tồn các di sản văn hóa.6. Em hãy viết một đoạn văn (5- 7 câu) nói về giá trị của việc bảo tồn các di sản văn hóa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.
+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.
tham khảo link này nha:https://ich.unesco.org/doc/src/00021-VI.pdf
- Một số di sản văn hóa ở địa phương: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đó:
+ Cần tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản đó
+ Giới thiệu với bạn bè về di sản văn hóa đó
+ Xây dựng niềm tự hào, yêu mến các di sản đó.
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Thứ nhất: Copy câu trả lời của nguồn khác thì ghi rõ chữ THAM KHẢO lên đầu đi bạn nhé.
Thứ 2: Không phải cứ sử dụng những câu trả lời nằm 'ẩn' dưới phần trang web nguồn khác thì câu trả lời của bạn sẽ không bị chú ý đâu.
(Nguồn:https://vndoc.com/theo-em-hoc-sinh-can-lam-gi-de-gop-phan-giu-gin-bao-ve-va-phat-trien-di-san-van-hoa-o-viet-nam-269200)
Mình cảnh cáo lần đầu cũng như lần cuối.
....
1. Tham gia vào việc bảo tồn và phục hồi các di tích lịch sử, nhưng cần phải đảm bảo rằng quá trình này được thực hiện một cách cẩn trọng để không làm hỏng giá trị văn hóa của địa phương.
2. Tham gia các hoạt động xã hội nhằm tăng cường nhận thức về giá trị của di sản văn hóa, từ việc tổ chức triển lãm, buổi thuyết trình đến việc giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa.
Bảo tồn di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng nhằm gìn giữ giá trị truyền thống của dân tộc. Những di sản này không chỉ là tài sản quý giá mà còn là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Việc bảo tồn giúp thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và bản sắc dân tộc, từ đó khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm với quê hương. Ngoài ra, di sản văn hóa còn góp phần thúc đẩy du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Nếu di sản không được bảo vệ, chúng sẽ dần bị mai một, khiến chúng ta mất đi những giá trị vô giá. Vì vậy, bảo tồn di sản là cách để giữ gìn ký ức văn hóa và truyền lại cho các thế hệ sau