viết đoạn văn 5-7 dòng bộc lộ cảm xúc của em về mái trường đang học có dùng ít nhất 2 từ với nghĩa chuyển gạch chân các từ đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị:
Tên hoạt động: Chuyến đi thăm quan bảo tàng dân tộc học
Thời gian: Thứ 6
Địa điểm: Bảo tàng dân tộc học
Người tham gia: Tất cả các học sinh trường có thể tham gia
b. Nói về hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm thú vị này giúp em khám phá những được nhiều nét văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Tham gia hoạt động này giúp em hiểu thêm về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Điều đặc biệt là em được nghe thuyết minh, nhìn các trang phục, nhà ở,..của nhiều dân tộc em chưa được gặp ngoài đời bao giờ mà chỉ nhìn thấy qua phim ảnh.
c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm:
Khi tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này, em thấy cảm xúc của mình trở nên vui vẻ, hạnh phúc, đặc biệt là khi em được khám phá, biết đến nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác. Từ đó em thấy yêu Việt Nam hơn
Trường Tiểu học mà tôi đang theo học là một ngôi trường của vùng đồng chiêm trũng, một ngôi trường nghèo nàn về cơ sở vật chất, những lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ và sự ấm áp từ tấm lòng tận tụy của những người thầy cô giáo.
Còn nhớ ngày đầu tiên bước chân vào cổng trưởng, tôi đã rất thất vọng khi nhìn thấy hai dãy nhà cấp 4 liêu xiêu, mái ngói và những bức tường đều ngả màu rêu xanh cũ kỹ. Sân trường bằng cát sỏi trộn lẫn với đất chua, cứ mỗi lần có cơn gió nào thổi tới là áo quần đều đổi sang màu vàng nâu, tay chân, mặt mũi cũng lấm lem đất cát.
Phía sau hai dãy nhà cấp 4 xếp thành hình chữ L là một dãy nhà vệ sinh dành cho nam và cho nữ riêng. Gọi là dãy, nhưng thực ra chỉ có 2 phòng vệ sinh được xây lộ thiên với 4 bức tường xung quanh, 2 lối đi riêng, một dành cho nam, một dành cho nữ và ở giữa là một vách ngăn cao vừa bằng một người lớn. Nó thậm chí còn không hề có cửa.
Quanh sân trường có vài cây bàng, cây bạch đàn, cây sà cừ cổ thụ, ở cổng trường ngay cạnh phòng Ban Giám hiệu nhà trường là một cây phượng cao vừa chạm tới nóc nhà. Có lẽ, nó mới được trồng cách đây không lâu. Ngoài ra, cả sân trường đều trông trơn. Không có sân đá bóng, không có sân chơi cầu lông và cũng chẳng có phòng truyền thống dành cho hoạt động văn nghệ. Mọi thứ ở đây đều khác xa với ngôi trường tôi đã từng học ở Thị trấn hồi năm lớp 1, trước khi tôi theo bố mẹ chuyển về quê sinh sống để tiện chăm sóc bà nội đang bệnh nặng.
Rồi năm đầu tiên học ở ngôi trường này, tôi đã được tận hưởng rất nhiều điều thú vị mà có lẽ chỉ có thể xuất hiện ở vùng đồng chiêm trũng như quê tôi. Những ngày mưa gió bão bùng, cây côi nghiêng ngả, những tấm ngói liên tục va vào nhau, kèm theo tiếng cột kèo kẽo kẹt, nghe rợn ghê người.
Có đợt mưa dài ngày, học sinh chúng tôi phải sắn quần sắn áo, đội cặp sách lên đầu rồi lội nước đi bộ từ cổng vào trong lớp học. Bàn ghế bị dịch chuyển lộn xộn, không theo hàng lối nào cả, chỉ để tránh những chỗ bị dột. Nước ngập vào tới trong lớp, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đi ủng sắn quần tới đầu gối rồi bì bõm bước qua bước lại uốn nắn từng nét chữ cho học trò.
Thật kỳ lạ là chính những khó khăn ấy lại khiến tôi thêm yêu mái trường này. Bởi nó giúp tôi hiểu được cuộc sống của những người miền quê khốn khó, nó dạy tôi cách thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt, và quan trọng hơn cả, là nó cho tôi cảm nhận được tấm lòng của những người thầy, người cô, không quản ngại gian khổ, vẫn tận tụy dạy dỗ chúng tôi nên người.
Giờ đây, tôi đã là học sinh cấp 3, ngôi trường của tôi cũng đã được Nhà nước cấp kinh phí để xây sửa lại khang trang hơn. Hai dãy nhà cấp 4 xập xệ được thay bằng một dãy nhà 2 tầng sơn màu vàng chói mắt. Bàn ghế cũng được thay mới theo đúng tiêu chuẩn dành cho học sinh tiểu học. Cột cờ được đúc bằng bê tông rồi quen xi măng bóng nhẫy, thay cho chiếc cột cơ được làm bằng cọc tre nứt ngang nứt dọc. Sân trường cũng được đổ bê tông sạch sẽ, không còn cát sỏi, bụi đất bay tứ tung, rồi còn được trông thêm rất nhiều cây xanh.
1. Cá voi:
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Cơ thể hằng nhiệt.
- Hô hấp bằng phổi.
- Cơ thể bao phủ bởi một lớp lông mao...
- Cấu trúc xương chi tương đồng với các loài thú trên cạn như: dơi, hà mã, người...
và còn những yếu tố khác như sự phát triển của phôi, về các chỉ số ADN...
Thú mỏ vịt:
- thú mỏ vịt đẻ con và nuôi con bằng sữa
- là đọng vật có vú
2.- Một số động vật có sinh sản vô tính là: trùng roi, hải quỳ, trùng giày, thủy tức , giun dẹp,...
- Ví dụ về loài động vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...
đây nha bạn
Nhân ngày thành lập trường, tôi trở về mái trường xưa sau 20 năm xa cách. Ngôi trường đã chôn giấu biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời học trò của tôi với thầy cô, bè bạn...
Ôi! Bầu trời hôm nay thật trong xanh, ánh nắng tràn ngập khắp nơi. Trong lòng tôi những ánh nắng ấy cũng bừng sáng khiến lòng tôi rộn rã, tưng bừng như những ngày tôi vừa đặt chân đến đây.
Vừa bước đến cổng trường, tôi đã thấy tấm bảng điện tử chạy dòng chữ: "Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ". Tiến thêm vài bước nữa, cánh cổng điện tử tự động mở ra. Nhớ lại những ngày ấy, mỗi khi có thầy cô vào trường, đội cờ đỏ chúng tôi phải chạy ra mở cánh cửa sắt cũ kỹ, âm thanh "cót... két..." phát ra nghe thương đến lạ. Tôi cảm thấy thương quá đỗi vì hồi ấy cơ sở vật chất của trường tôi thiếu thốn lắm. Sau cánh cửa điện tử tự động ấy là một hàng xà cừ sum suê cành lá trải dọc hai bên đường vào trường. Những chiếc lá đong đưa trong gió, như đón gọi, chào mừng tôi. Sân trường đã không không còn như xưa. Thay cho những "ổ voi" to tướng là những những viên gạch chống trượt. Các dãy phòng học được xây mới hoàn toàn. Mái trường xưa giờ đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Giữa sân trường, tượng đài người anh hùng áo vải mà ngôi trường mang tên - Nguyễn Huệ - được dựng lên trông rất oai nghiêm.
Bước vào những phòng học, một làn không khí vô cùng trong lành lan tỏa khiến tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Các thiết bị dạy học đã khác nhiều so với ngày xưa. Ngày đó, cái bảng chỉ là một tấm gỗ được quét lên một lớp sơn đen, bây giờ được thay thế bằng đèn chiếu. Một phần, nó làm giờ học thật sự sinh động hơn; phần khác, nó giúp các thầy cô đỡ mệt nhọc và bụi phấn không còn bay bạc trắng mái tóc hay vấy bẩn quần áo nữa. Dãy bàn học cũng đã được đổi mới. Những chiếc bàn gỗ chông chênh trước kia được thay bằng i-nốc bóng láng nên các bạn học sinh ngồi học rất thoải mái. Vừa kịp đi thăm xong dãy phòng học, thì tiếng của một thầy giáo phát trên loa mời tất cả các cựu học sinh tập họp để bắt đầu buổi lễ...
... Ôi, thật hạnh phúc biết bao nếu tôi được quay lại ngày xưa, được ngồi trên ghế nhà trường để trao đổi chuyện học hành và chơi những trò chơi vui vẻ và thú vị. Tôi thầm mong một ngày nào đó, từ mái trường này sẽ có nhiều nhân tài giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Ước mơ của tôi chỉ có ngần ấy thôi. Và tôi tin rằng điều đó hoàn toàn có thể.
- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung là:
+ Kể lại truyện ngụ ngôn
+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
+ Về đích: Ngày hội với sách
- Nội dung: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động khiến em cảm thấy hứng thú nhất vì qua nội dung này, em hiểu được cách để giải thích, thuyết minh quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động một cách đúng nhất.
a) Suy nghĩ của 3 bạn trên là sai lệch. Vì các bạn có quyền và nghĩa vụ học tập. Đồng nghĩa với điều đó là các bạn phải tham gia các hoạt động của trường lớp.
b) Theo em học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động tập thể bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm và là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.