Tìm bà từ ghép có chứa yếu tố cổ ý nghĩa như đã giải thích
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
5 từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Gia sư, học viện, phàm phu, bạch mã, góa phụ, tri thức, địa lí, giáo viên, học sinh...
5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhật mộ, phủ môn, cách mạng, phòng bệnh, nhập gia, chuyên gia, thủ môn...
STT | Từ | Nghĩa |
1 | Thuỷ triều | Hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần trong ngày, chủ yếu do sức hút của mặt trăng và mặt trời. |
2 | Vô biên | Rộng lớn đến mức như không có giới hạn. |
3 | Đồng niên | Cùng tuổi |
4 | Gia vị | Thứ cho thêm vào món ăn để tăng mùi vị. |
5 | Giáo dục | Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. |
Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước,sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...
từ ghép đẳng lập | từ ghép chính phụ |
tiểu học | từ này chị nghĩ ra :))) |
cổ đại | cổ kính |
sinh học | sinh thái |
thanh bình | thanh thoát |
gia đình | gia nhân |
STT | Yếu tố Hán Việt | Từ ghép Hán Việt | Ý nghĩa |
1 | Bình (bằng phẳng, đều nhau) | Bình đẳng… | Ngang hàng nhau về trách nhiệm và quyền lợi |
2 | Đối (đáp lại, ứng với) | Đối thoại… | Cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để bàn bạc, trao đổi ý kiến |
3 | Tư (riêng, việc riêng, của riêng) | Tư chất Riêng tư | Đặc tính có sẵn của một người Riêng của từng người |
4 | Quan (xem) | Quan điểm Quan sát | Cách nhìn nhận, suy nghĩ một sự vật, một vấn đề Xem xét từng chí tiết để tìm hiểu |
5 | Tuyệt (cắt đứt, hết, dứt) | Tuyệt chủng Tuyệt vọng | Mất hẳn nòi giống Mất hết hi vọng |
STT | Yếu tố Hán Việt | Từ ghép Hán Việt |
1 | quốc (nước) | quốc gia, quốc bảo |
2 | gia (nhà) | gia đình, gia truyền |
3 | gia (tăng thêm) | gia vị, gia tăng |
4 | biến (tai họa) | tai biến, biến cố |
5 | biến (thay đổi) | biến hình, bất biến |
6 | hội (họp lại) | hội thao, hội tụ |
7 | hữu (có) | hữu hình, hữu ích |
8 | hóa (thay đổi, biến thành) | tha hóa, chuyển hóa |
Giải nghĩa:
- quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ
- quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia
- gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- gia truyền: là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.
- gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học
- gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào
- tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ
- biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân
- hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm
- hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm
- hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…
- hữu ích: là có ích lợi
- tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác
- chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác
a. Nhiều loài động vật quý hiếm trước đây giờ đã tuyệt chủng.
b. Họ đã tuyệt giao với nhau sau nhiều xích mích.
c. Tôi không ngờ cô ấy lại tuyệt tình đến vậy.
-.-
k mik
Lần sau bạn làm ơn bạn viết những câu hỏi xuống dòng đc không ạ , nhìn rối mắt quá
(1) Đáp án : + 1 . Tiếng bà có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ bà ngoại.
+ 3 . Tiếng bà là tiếng chính
(2) Một số từ ghép chính phụ có tiếng bà đứng trước : bà nội , bà hàng xóm , bà họ , bà cố ,...
(3) Trong các từ ghép vừa tìm được ở trên , các tiếng đứng sau từ bà có vai trò bổ sung ý nghĩa cho từ bà ( tiếng chính )
Không thể đổi các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên nghãi của từ
(1)
- Tiếng bà có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ bà ngoại
- Tiếng bà là tiếng chính
(2)
bà nội, bà cố,...
(3)
- Các tiếng đứng sau tiếng bà có vai trò bổ sung ý nghĩa cho tiếng "bà"
- Không thể đổi các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ