K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Cảnh tượng đau lòng (Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.) LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà! EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng. LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Cảnh tượng đau lòng

(Lia ra, đeo quấn rất ngộ nghĩnh những hoa đồng cỏ nội.)

LIA: Không, họ không thể bắt tội mình vì đã đúc ra tiền: mình là vua cơ mà!

EĐ-GA: Ôi cảnh tượng đau lòng.

LIA: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... Nói khẩu lệnh đã!

EĐ-GA: Ma-ri-doam(1) hiền hậu.

LIA: Cho qua.

GLÔ-XTƠ: Tiếng nói này ta nghe quen lắm.

LIA: A! Gô-nơ-rin,... với chòm râu bạc! Chúng nựng ta như con chó nhỏ, chúng bảo râu ta đã bạc trước khi có râu đen! Ta nói gì chúng cũng thưa: "Dạ phải, dạ không". Dạ phải, dạ không! Chẳng có tử tế chút nào đâu! Đến lúc mưa làm ướt sũng người ta, gió rít làm cho răng ta va cầm cập, sấm sét không thèm im tiếng theo lệnh của ta,... lúc ấy ta mới biết chúng, ta mới thấu gan ruột chúng! Không, chúng chả phải là người nói đúng lời đâu! Chúng bảo ta quyền phép vạn năng: láo toét hết. Ta có chống được cơn sốt rét đâu nào!

GLÔ-XTƠ: Ta nhận được giọng nói này rồi: đức vua đây, có phải chăng?

LIA: Phải, vua từ gót lên đầu! Đó! Ta trừng mắt lên nhìn là kẻ thần dân run sợ. [...]

GLÔX-TƠ: Ôi! Xin cho tôi được hôn bàn tay này.

LIA: Để cho ta chùi tay đi hẵng: mùi chết vẫn còn.

GLÔ-XTƠ: Ôi! Kì công của tạo hóa gặp lúc điêu tàn. Cả thế gian này rồi sẽ đến tiêu vong hư ảo hết! Người có nhận ra tôi chăng?

LIA: Ta mang máng nhớ cặp mắt nhà ngươi. Sao nhìn ta ngươi lại liếc ngang như thế? Không, hỡi thần Cu-pi-don bưng mắt, tha hồ cho ngươi nài nỉ, ta chẳng yêu nữa đâu. Này đọc thử tờ thách đấu của ta này, chú ý lối văn trong đó.

GLÔ-XTƠ: Mỗi chữ có là một vừng thái dương tôi cũng không sao nhìn thấy được.

EĐ-GA (nói riêng): Giá nghe kể lại, thì chẳng đời nào mình chịu tin, vậy mà sự thể hiển nhiên kia! Khiến cho lòng ta tan vỡ!

LIA: Đọc xem!

GLÔ-XTƠ: Ủa, đọc bằng lỗ mắt sao?

LIA: Ô! Hô! Ngươi cũng đến thế rồi ư? Không có mắt trong đầu và cạn tiền trong túi? Bệnh mắt của ngươi cũng nặng như túi rỗng của ngươi nhẹ tênh? Tuy vậy người vẫn thấy được sự đời biến diễn chứ?

GLÔ-XTƠ: Thấy được bằng xúc cảm mà thôi.

LIA: Thế nào? Ngươi điên hay sao? Người ta vẫn có thể thấy được việc đời mà không cần mắt! Hãy thấy bằng tai. Nhìn cái lão quan tòa kia, hắn đang hạch tên kẻ cắp đáng thương kia kìa! Này, ghé tai cho ta bảo thầm một câu, thử đánh tráo xem, và "úm ba la!" ai quan tòa ai kẻ cắp? Ngươi đã thấy chó ấp đuổi cắn ăn mày bao giờ chưa?

GLÔ-XTƠ: Thưa đã.

LIA: Thấy chưa: thằng người chạy trốn con chó! Hình ảnh uy quyền là thế đó: thiên hạ vâng phép chó bởi vì chó được trao quyền hành, rõ chưa? [...] Thằng bịp bợm cho vay lại treo cổ đứa đi lừa! Áo rách mướp thì lộ hết từng tí xấu xa, áo mớ bảy mớ ba thì che được ráo! Có giáp vàng bao che tội lỗi thì gươm công lí đâm đến gãy, người cũng chẳng sao; chỉ có mảnh áo manh che thì một cọng tăm của giống tí hon nó đâm cũng thủng. Không có ai phạm tội hết, tha bổng hết, ta bảo thật ngươi thế đấy, vì ta đây có quyền làm câm họng kẻ buộc tội người ta. Người sắm lấy mục kỉnh mà đeo, và bắt chước một tên chính khách gian hùng, làm như nhìn thấy những điều nó không trông thấy. Bây giờ thì, giờ thì, kéo rút đôi ủng ra cho ta. Kéo mạnh lên, mạnh nữa! Thế.

EĐ-GA: Ôi! Tỉnh táo lẫn hôn mê! Khôn ngoan trong điên dại.

LIA: Nếu ngươi muốn thương cho số phận của ta thì hãy mượn lấy đôi mắt ta mà khóc. Ta quen ngươi lắm. Tên ngươi là Glô-xtơ. Hãy kiên nhẫn nghe! Bọn ta khóc lóc mà xuống thế gian này. Ngươi cũng biết đấy, mới hít hơi thở đầu tiên, ta đã oe oe lên, gào, khóc rồi! Để ta giảng giải cho ngươi bài thánh kinh. Nghe nhá!

GLÔ-XTƠ: Ôi! Ngày khốn khổ!

LIA: Khi ta sinh ra đời, ta khóc vì nỗi phải bước vào cái sân khấu mênh mông của những kẻ điên rồ! Câu mào đầu hay đấy chứ! Đóng móng cho cả đàn ngựa bằng dạ cho êm, hẳn là một mẹo khá tế nhị. Ta muốn thử cái mẹo này và khi đuổi kịp mấy đứa con rể nọ, ta hô xung phong: giết, giết, giết!

(Một gia tướng và một số gia nhân ra.)

GIA TƯỚNG: Đây rồi! Giữ chặt lấy người! Bẩm tướng công, lệnh nữ rất hiếu thảo của người...

LIA: Tả hữu đâu cả rồi? Kìa, ta thành tù binh sao? Ta chẳng qua cũng chỉ là một thằng điên và một thứ đồ chơi trong tay Vận mệnh! Hãy đối xử với ta cho tốt: ta sẽ nộp nhiều tiền chuộc mạng. Gọi cho ta một thầy thuốc giải pháp. Óc ta bị thương.

GIA TƯỚNG: Người muốn gì sẽ có nấy.

LIA: Không có ai tiếp cứu? Ta trơ một mình sao? Thế thì con người cũng dễ hóa thành "lệ nhân", để lấy đôi mắt làm thùng tưới hoa viên hay tưới đường ngày thu cho đỡ bụi. [...]

(Lia vùng chạy, bọn gia nhân đuổi theo.)

GIA TƯỚNG: Cảnh tượng này đối với kẻ khốn khổ nhất cũng đã đáng thương, huống nữa đối với một ông vua: thực não nề hết nói.

(Trích Vua Lia, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, trang 582 - 585)

Chú thích: (1) Ma-ri-doam: Thảo dược dùng để chữa các bệnh về não. Vua Lia yêu cầu Eđ-ga nói khẩu lệnh, khi chàng nói khẩu lệnh này thì vua Lia đồng ý cho qua.

Tóm tắt: Vua Lia là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia. Nội dung vở kịch như sau:

     Vua Lia nước Anh đã già, có ba cô con gái là Gô-rơ-nin, Rê-gan và Cor-đê-ni-a. Nhà vua định chia vương quốc cho các con gái làm của hồi môn, rút lui khỏi công việc triều chính. Ông hỏi các con xem ai yêu mình nhất để quyết định việc phân chia. Sau khi quyết định việc phân chia xong xuôi, vua Lia lần lượt đến ở với hai công chúa. Nhưng không được bao lâu, họ trở mặt, thậm chí là can tâm đẩy ông ra khỏi nhà trong một đêm giông bão. Quá sốc trước sự bội phản của hai cô con gái, vua Lia đã hóa điên. 

     Bá tước Glô-xtơ có hai người con trai là Eđ-ga (con chính thức) và Eđ-mơn (con ngoài giá thú). Bá tước bị Eđ-mơn lừa gạt, hiểu nhầm rằng Eđ-ga phản bội để chiếm hết gia tài của mình. Ông cho người truy lùng Eđ-ga khắp nơi khiến chàng phải cải trang, chạy trốn. Trong khi đó, Eđ-mơn phản bội bá tước, khiến ông bị Cor-nê-uôn móc mắt. 

      Quân Pháp kéo đến trả thù cho vua Lia nhưng bại trận. Vua Lia và Cor-đê-li-a bị bắt. Eđ-mơn bí mật cho người đến sát hại hai cha con họ. Trong khi đó, Gô-rơ-nin, Rê-gan cùng muốn tằng tịu với Eđ-mơn. Gô-rơ-nin viết thư bày cho Eđ-mơn chồng cô là An-ba-ni để mình được tự do. Bức thư bị Eđ-ga bắt được và chuyển cho An-ba-ni. Eđ-mơn bị Eđ-ga trừng trị. Trước khi chết, Eđ-mơn kêu mọi người đi cứu vua Lia và Cor-đê-li-a, nhưng không kịp. Cor-đê-li-a bị tên lính thắt cổ chết. Nhà vua giết tên lính, ôm xác con gái, quá đau đớn, ông cũng từ giã cõi đời trong tiếng kèn lâm khốc. 

Câu 1. Chỉ ra một lời độc thoại trong văn bản. 

Câu 2. Vua Lia nhận ra bản chất của hai cô con gái và sự ảo tưởng về quyền phép vạn năng của bản thân khi nào?

Câu 3. Lời thoại sau của vua Lia: Về mặt đó thì thiên nhiên vượt trên nghệ thuật. Phí khoản đầu quân cấp cho nhà ngươi đây. Gã kia giương cung y như thằng bù nhìn dọa quạ! Bắn một phát tên xem sao. Trông kìa, kìa, con chuột! Khoan! Khoan! Mẩu bánh sữa nướng kia được việc chán. Bao tay của ta đấy, ta muốn thử sức với khổng lồ. Truyền đem hoa kích đến. A! Bay giỏi lắm, chim ơi! Bắn trúng hồng tâm, trúng hồng tâm! Hù ù ù!... có đặc điểm gì?

Câu 4. Liệt kê các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản và nêu tác dụng và nêu tác dụng của các chỉ dẫn này với người đọc. 

Câu 5. Phần tóm tắt vở kịch và văn bản cho thấy bức tranh hiện thực đời sống hiện ra như thế nào? 

0
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu: Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ Tre làng dăm đảo biếc trong sương. của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu: Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn, Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang. ... của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ. Câu 1: Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya. của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc. Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn. Phương thức biểu đạt chính Nội dung chính của đoạn trích Tìm biện pháp tu từ cho biết tác dụng trong đoạn 1 Từ đoạn trích trên, tác giả đặt ra vấn đề: có hiểu đời mới hiểu văn", em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? Tự luận: Với chủ đề có hiểu đời mới hiểu văn", em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được gợi mở từ chủ đề. Gợi ý làm bài MB: dẫn dắt từ hiện thực đời sống vào văn chương TB: giải thích câu nói: hiểu đời là gì? hiểu văn là gì? tại sao nói hiểu đời mới hiểu văn? dẫn chứng chứng minh (từ thực tế và từ tác phẩm văn học) mở rộng: đặt vấn đề ngược lại vậy hiểu văn thì có thêm hiểu đời hay không? chứng minh Cần làm gì để hiểu đời và hiểu văn KB:
0
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu: Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ Tre làng dăm đảo biếc trong sương. của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu: Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn, Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang. ... của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ. Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya. của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc. Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích Câu 3: Tìm biện pháp tu từ cho biết tác dụng trong đoạn 1 Câu 4: Từ đoạn trích trên, tác giả đặt ra vấn đề: có hiểu đời mới hiểu văn", em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? Tự luận: Với chủ đề có hiểu đời mới hiểu văn", em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được gợi mở từ chủ đề. Gợi ý làm bài MB: dẫn dắt từ hiện thực đời sống vào văn chương TB: giải thích câu nói: hiểu đời là gì? hiểu văn là gì? tại sao nói hiểu đời mới hiểu văn? dẫn chứng chứng minh (từ thực tế và từ tác phẩm văn học) mở rộng: đặt vấn đề ngược lại vậy hiểu văn thì có thêm hiểu đời hay không? chứng minh Cần làm gì để hiểu đời và hiểu văn KB:
0
I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN   ...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng, cái gia giaDừng chân đứng lại, trời, non, nước,Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD)Câu 1 (1 điểm): Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai?...
Đọc tiếp

 

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD)

Câu 1 (1 điểm): Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1 điểm): Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản?

Câu 3 (0,5 điểm): Cho biết sự cảm nhận của em về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta” – Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?

Câu 4 (0,5 điểm): Tìm từ láy trong bài thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này ?

1
3 tháng 12 2021

Tác giả:Huyện Thanh quan

viết bằng thể thơ:viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

PTBD:biểu cảm

Nội dung của bài:

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang. Qua đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Từ láy:lom khom;lác đác;quốc quốc;gia gia-->tác dụng:gợi hình gợi cảm

cụm từ ta với ta:thuộc đại từ

 

2022 BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và...
Đọc tiếp

2022 BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó.

0
BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương...
Đọc tiếp

BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó. BÀI 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. (Sách Ngữ Văn 7, trang 10, NXB Giáo dục, 2018 ) Câu 1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đoạn văn là lời của ai gửi đến ai? Những lời đó được viết ra trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? Câu 4. Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong ca dao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã được học một bài ca dao về tình cảm anh em thương yêu gắn bó, mở đầu bằng câu: Anh em nào phải người xa a. Hãy chép 3 câu tiếp theo để hoàn thành bài ca dao trên b. Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 7-9 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao em vừa chép. Trong đoạn, có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy). BÀI 3: Mỗi loài cây xung quanh ta đều có một ý nghĩa riêng thật đặc biệt. Có loài cây cho bóng mát, có loài cây cho trái ngọt, có loài cây mang đến hương sắc điểm tô vẻ đẹp cho cuộc đời. Hãy viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu quý.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.

Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.

26 tháng 6 2018

- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích:

    + Khẳng định chủ quyền nước ta

    + Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế

    + Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Đối tượng

    + Đồng bào cả nước

    + Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

- Nội dung:

    + Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc

    + Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc

    + Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

- Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

29 tháng 5 2021

Văn bản trên viết về 2 cảnh tượng:

+Cảnh nhân dân vất vả chống lại dòng nước lũ

=>Thể hiện nỗi thấm khổ của nhân dân chân lấm tay bùn

+Cảnh tên quan phụ mẫu nhàn hạ, ăn chơi

=>Bày tỏ nỗi căm ghét với bọn quan lại lòng lang dạ thú