K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11

 Đời sống vật chất
1. Cư trú:  
   - Người Việt cổ thường sinh sống ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, và sông Cả.  
   - Nhà cửa chủ yếu được làm từ tre, gỗ, lá cọ, dựng trên cọc cao để tránh thú dữ và lũ lụt. Mô hình nhà sàn là nét đặc trưng, phổ biến ở các vùng đất trũng, ngập nước.  

2. Canh tác và nông nghiệp:  
   - Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Họ sử dụng các công cụ bằng đá, đồng, và sau này là sắt để canh tác.  
   - Ngoài lúa gạo, người Việt cổ còn trồng các loại cây hoa màu như khoai, sắn, đậu, và các cây ăn quả như chuối, dừa.  

3. Chăn nuôi và khai thác:  
   - Họ nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) và gia cầm (gà, vịt) để cung cấp thực phẩm.  
   - Việc đánh bắt cá và khai thác sản vật từ sông, suối, rừng núi cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống.  

4. Thủ công nghiệp:  
   - Nghề thủ công đã phát triển với các sản phẩm như đồ gốm, dệt vải, chế tác công cụ lao động và đồ trang sức.  
   - Nghề đúc đồng đạt đến trình độ cao, với các sản phẩm nổi tiếng như trống đồng Đông Sơn – biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt cổ.  

5. Giao thương:  
   -  có quan hệ trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, thủ công.  

---

Đời sống tinh thần
1. Tín ngưỡng và tôn giáo:  
   - Người Việt cổ có tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần tự nhiên như thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi.  
   - Thờ cúng tổ tiên là nét đặc trưng quan trọng, phản ánh truyền thống "uống nước nhớ nguồn".  

2. Phong tục và lễ hội:  
   - Lễ hội nông nghiệp được tổ chức để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.  
   - Các nghi lễ gắn liền với cuộc sống hàng ngày, như lễ mừng cơm mới, lễ cưới, tang ma, thường mang tính cộng đồng cao.  

3. Nghệ thuật và giải trí:  
   - Người Việt cổ sáng tạo các loại hình nghệ thuật dân gian như ca hát, múa, đánh trống, nhảy múa quanh các lễ hội. Trống đồng không chỉ là nhạc cụ mà còn là vật linh thiêng được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng.  
   - Các trò chơi dân gian như đánh đu, vật, bơi chải cũng xuất hiện và gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần.  

4. Tri thức dân gian:  
   - Người Việt cổ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc quan sát thiên nhiên, vận dụng vào trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày.  
   - Họ biết làm lịch nông nghiệp dựa trên chu kỳ của mặt trăng và mặt trời để dự đoán thời tiết, phục vụ sản xuất.  

5. Quan hệ xã hội:  
   - Người Việt cổ sống trong các làng bản với quan hệ cộng đồng bền chặt. Làng xã không chỉ là nơi cư trú mà còn là không gian văn hóa, nơi gắn bó giữa các gia đình và các thế hệ.  

---

### **Kết luận**  
Đời sống vật chất của người Việt cổ thể hiện sự sáng tạo trong việc thích nghi với tự nhiên, đồng thời nền tảng văn hóa tinh thần phong phú đã góp phần định hình bản sắc dân tộc. Chính sự kết hợp hài hòa giữa hai khía cạnh này đã giúp người Việt cổ tồn tại, phát triển và đặt nền móng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Thành tựu tiêu biểu:

- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc;

- Trống đồng Đông Sơn.

♦ Đời sống vật chất và tinh thần

- Đời sống vật chất:

+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.

+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.

+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.

- Đời sống tinh thần:

+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.

+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

28 tháng 3 2022

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.


 

28 tháng 3 2022

Refer

 

Đời sống tinh thần:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sôngthần Núi và tục phồn thực). + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. - Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 11 2023

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đời sống vật chất:

Nguồn lương thực chính của cư dân Việt cổ là thóc gạo, chủ yếu là gạo nếp.

+ Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền.

+ Về trang phục: nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm.

+ Người Việt cổ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thuỷ lợi....

- Đời sống tinh thần:

+ Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi,...

+ Người Việt cổ còn có các phong tục như: tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

+ Vào những ngày hội, mọi người thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa,...

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Sự tích Bánh chưng, bánh giầy chuyển tải nhiều thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt, như:

+ Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước

+ Đề cao giá trị lao động và nghề nông.

+ Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, biết ơn tổ tiên của nhân dân ta.

+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đời sống vật chất: cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính. Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực. Họ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
Đời sống tinh thần: cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng. Trong những ngày lễ hội, họ nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...

10 tháng 12 2023

                                            **Tham khảo**

Đời sống vật chất:

- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi.

Tổ chức xã hội:

- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Đời sống tinh thần:

- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

29 tháng 12 2021

19  ba vòng thành khép kín

 

29 tháng 12 2021

 19.Thành Cổ Loa có mấy vòng khép kín

   \(\Rightarrow\)Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín

20. Nghề chính của cư dân Việt Cổ là

   \(\Rightarrow\)Nông nghiệp-trồng lúa nước

 

     

 

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...