K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11

Bài thơ "Buổi chiều đón con" mang đến cho em những cảm xúc thật nhẹ nhàng và trìu mến. Hình ảnh buổi chiều tà với ánh nắng từ từ hạ xuống, hòa quyện cùng không gian yên bình, như một bức tranh cuộc sống ấm áp. Em cảm nhận được tình yêu thương và sự chờ đợi của người mẹ dành cho đứa con, trên gương mặt bà là nụ cười hạnh phúc khi nhìn thấy con trở về. Những dòng thơ giản dị nhưng chứa đựng cả tấm lòng của người mẹ, là đỉnh cao của tình cảm gia đình. Trong tiếng bước chân rộn ràng của con, em thấy hiện lên bao kỷ niệm và ước mơ, là nguồn động lực để con bước tiếp trong cuộc sống. Bài thơ như một bức thư tay gửi gắm tình cảm thiêng liêng, khiến em trân trọng hơn từng giây phút bên gia đình.

13 tháng 11

Bài thơ "Buổi chiều đón con" mang đến cho em những cảm xúc thật nhẹ nhàng và trìu mến. Hình ảnh buổi chiều tà với ánh nắng từ từ hạ xuống, hòa quyện cùng không gian yên bình, như một bức tranh cuộc sống ấm áp. Em cảm nhận được tình yêu thương và sự chờ đợi của người mẹ dành cho đứa con, trên gương mặt bà là nụ cười hạnh phúc khi nhìn thấy con trở về. Những dòng thơ giản dị nhưng chứa đựng cả tấm lòng của người mẹ, là đỉnh cao của tình cảm gia đình. Trong tiếng bước chân rộn ràng của con, em thấy hiện lên bao kỷ niệm và ước mơ, là nguồn động lực để con bước tiếp trong cuộc sống. Bài thơ như một bức thư tay gửi gắm tình cảm thiêng liêng, khiến em trân trọng hơn từng giây phút bên gia đình.

17 tháng 3 2023

ai trả lời đi thứ 2 tôi thi r mn

 

17 tháng 3 2023

Bài thơ thể hiện sự sốt ruột, mong ngóng của người con đợi người bố sau khi tan trường.Cho thấy tình cảm của bố dành cho con bao la rộng lớn , trong câu"Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ."

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

7 tháng 12 2021

Tham Khảo        
   Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

22 tháng 11 2023

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. “Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

24 tháng 10 2016

Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

- Hai câu dưới:

"Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

  • Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.

  • Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.

  • Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.

  • Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

25 tháng 10 2016

hay

23 tháng 3 2022

a.

Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:

Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".

b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)

Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:

- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương". 

- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!

- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)

- Ý lớn:

+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân

* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:

Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ

+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.

* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:

^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.

^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)

P/S: Thi tốt nhoa

23 tháng 3 2022

cảm ơn bạn.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

Nhà thơ Y Phương đã có một tác phẩm thơ vô cùng ý nghĩa về tình cha, đó là tác phẩm “Con là…”. Bài thơ này chỉ gồm ba khổ thơ ngắn, nhưng lại chứa đựng cả một trời bể tình cảm ấm áp của người cha dành cho con mình. Ba hình ảnh so sánh xuất hiện vừa mộc mạc, chân chất lại gần gũi dễ hiểu. Chính sự giản đơn ấy, khiến cho tình cảm của người cha trong bài thơ càng trở nên thuần khiết và dễ cảm nhận hơn. Người cha ấy xem đứa con là tất cả. Con là niềm vui cũng là nỗi buồn của cha. Con cũng là sợi dây gắn kết cho hạnh phúc của cha và mẹ. Hình ảnh so sánh tương phản thú vị mà nhà thơ sử dụng, như “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha. Rằng dù con thật nhỏ bé, nhưng lại có vị trí vô cùng to lớn trong lòng cha, không gì lay chuyển được. Những dòng thơ mộc mạc trong “Con là…” ấy đã khiến em vô cùng yêu thích và cảm động. Bởi nó đã giúp em hiểu và cảm nhận được tình thương của những người làm cha, trong đó có cả cha yêu quý của em.

11 tháng 3 2022

THAM KHẢO Ạ

Bài thơ “Con là…” của nhà thơ Y Phương là tác phẩm thơ mà em đặc biệt yêu thích. Cả ba khổ thơ trong bài đều bắt đầu bằng cấu trúc “Con là”. Chính đặc điểm đó đã tiết lộ được nội dung bài thơ: định nghĩa về sự quan trọng của người con đối với cha. Trong trái tim người cha, con tuy thật bé nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi con là niềm vui, là nỗi buồn, là sợi dây hạnh phúc. Nếu thiếu con thì cuộc đời cha còn lại những gì? Chỉ qua những hình ảnh mộc mạc và giản dị ấy thôi, mà em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà người cha dành cho con mình. Tình cảm ấy không nồng nhiệt và bộc trực như tình mẹ, mà ấm áp, bao dung, vững chãi như ngọn núi Thái Sơn cao lớn vời vợi. Người con như một viên ngọc vô giá mà người cha may mắn có được. Ông sẽ làm tất cả, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được hạnh phúc, đủ đấy. Đó chính là tình cha vĩ đại mà nhà thơ Y Phương gửi gắm trong bài thơ Con là…

15 tháng 3 2023

tham khảo

Đến với bài thơ “Con là…”, tác giả Y Phương đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình. Người cha trong bài đã gửi gắm lời nhắn nhủ với đứa con bé bỏng, từ đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc. Cụm từ “Con là” được nhắc lại ở đầu mỗi khổ thơ để khẳng định tầm quan trọng của đứa con đối với người cha. Khi con là “nỗi buồn”, thì dù nỗi buồn đó có to lớn bằng trời nhưng vì có con, nỗi buồn đó cũng được xua tan đi. Khi con là “niềm vui”, thì dù niềm vui đó có nhỏ bé như hạt vừng, nhưng vì có con, niềm vui đó lại trở nên thật mãnh liệt, và tồn tại vĩnh cửu. Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biến động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn. Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu. Như vậy, tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Sau khi đọc bài thơ "Dặn con" của Huy Cận em cảm nhận được tình yêu thương dạt dào của ngườ cha dành cho con. Người cha dặn con sống phải giữ lửa yêu thương: yêu đời, yêu người và học cách trân trọng từng mối quan hệ trong cuộc sống. Người cha mong con của mình trưởng thành sẽ là người tình nghĩa trọn vẹn, sống với ngọn lửa yêu thương luôn thắp sáng con tim. Điều đó khiến em nhận ra phải chăng mỗi chúng ta cũng nên sống theo lời khuyên của nhà thơ Huy Cận để cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn?

15 tháng 10

Kkkkk