K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm kia

kỉ niệm hả em? nếu thế thì kỉ niệm buồn hay vui vậy?

kỉ niện gì vậy bạn ?

10 tháng 9 2018

Cửa Ngọ Môn

   Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

7 tháng 5 2018
nỏ bít cái nào cả
7 tháng 5 2018

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

14 tháng 3 2021

Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời . Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.

Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.

Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.

Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phảng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ ốc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.

Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.

Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, sức khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dẫm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con ríu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hết nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bây giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.

Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.

20 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

19 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Tham khảo:

Thứ bảy tuần trước, trận chung kết bóng đá nam của khối lớp 5 đã diễn ra trên sân vận động của trường vào lúc mười bảy giờ.

Hai đội bóng lớp 5A và 5B đều quyết tâm giành chiến thắng. Rất nhiều học sinh đã đến cổ vũ cho đội bóng mà mình yêu thích. Anh trai của em là thành viên của đội bóng lớp 5A. Nên em đã đến cổ vũ cho anh trai của mình. Khi tiếng còi vang lên, trận đấu chính thức bắt đầu. Ở hiệp một, cả hai đội đều đã có những tình huống nguy hiểm. Đặc biệt, ở phút thứ 20, cầu thủ số 10 của đội bóng lớp 5A đã có một pha ghi bàn đẹp mắt. Nhưng trọng tài đã bắt lỗi việt vị. Khán giả dưới sân có một pha ăn mừng hụt. Những phút sau đó, cả hai đội đã có nhiều đòn tấn công, nhưng chưa thể chuyển hóa thành bàn thắng. Hiệp một kết thúc với tỉ số 0 - 0.

Hiệp thứ hai, đội lớp 5B liên tục có những tình huống tấn công nguy hiểm. Nhưng anh thủ môn của đội lớp 5A đã có nhiều pha cứu thua xuất sắc. Anh khiến em nhớ đến chú thủ môn Đặng Văn Lâm của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Đến phút thứ năm mươi, từ một đường bóng tấn công của đối thủ, cầu thủ số 20 của đội bóng lớp 5A đã cướp được bóng. Anh đã có một đường kiến tạo đẹp mắt để cầu thủ số 22 đánh đầu ghi bàn. Tỉ số lúc này là 1 - 0 nghiêng về đội bóng lớp 5A. Những phút sau đó, đội bóng lớp 5B liên tục tấn công để tìm kiếm bàn thắng gỡ hòa. Vào phút thứ bảy mươi ba, cầu thủ số 5 của đội bóng lớp 5A đã phạm lỗi trong vòng cấm, khiến cho đội bạn được hưởng một quả phạt đền. Khán giả dưới sân hồi hộp theo dõi diễn biến dưới sân. Cầu thủ số 16 của đội bóng lớp 5B đã đá thành công quả phạt đền. Tỉ số lúc này là 1 - 1. Không để mất tinh thần, đội bóng lớp 5A tiếp tục triển khai lối chơi bóng của mình. Từ một pha tấn công hợp lí, cầu thủ số 18 - cũng chính là anh trai của em đã ghi bàn thắng cho đội bóng lớp 5A, vào phút thứ tám mươi lăm. Lúc này, em chỉ mong thời gian trôi thật nhanh. Khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, chiến thắng đã gọi tên đội bóng lớp 5A.

Trận đấu bóng đá diễn ra thật hấp dẫn. Em rất vui mình vì đội bóng của anh trai đã giành chiến thắng.

12 tháng 4

Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn mà em đã được xem.

Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.

Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.

Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào về đội tuyển Việt Nam.

Trong đầm gì đẹp bằng sen là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen"

      Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.

      Vậy sen đẹp như thế nào?

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"

 

      Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

      Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.

      "Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

 
4 tháng 7 2018

Ò...Ó...O! Đó là "chiếc đồng hồ" thật quen thuộc của tôi. Sáng nào nó cũng chuyên cần báo thức cho mọi người dậy. Tôi nhanh chóng dậy vào khu vườn để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng, đó là thói quen của tôi.

Khu vườn nhà tôi rộng hơn ba mẫu đất, nằm ở phía sau nhà. Tôi được nghe bố kể rằng: "Trước đây, ông nội có một mảnh vườn để trống, nay ông mất ông để lại khu vườn cho bố".

Từ sáng sớm, tôi đã ra vườn. Tôi trìu mến ngắm nhìn những chiếc lá còn sót lại những hạt sương đêm. Những giọt sương trong suốt như những giọt kim cương nhỏ, ánh lên thật lung linh, óng ánh.

Ông Mặt trời thức dậy, ban phát cho trần gian những dải nắng vàng nhạt. Ngước lên trời, tôi thấy những màn sương tan dần hết, lộ ra bầu trời trong xanh và mênh mông. Cả những bông hoa, những chú chim đã tỉnh giấc, bắt đầu một ngày mới trong khu vườn.

Bao bọc quanh vườn là lũy tre già dày đặc, màu rêu, cành đầy những gai nhọn hoắt, đan xen nhau tạo nên bức tường thành vững chắc, dẻo dai. Sáng sớm mùa hè, đủ các loại âm thanh được tấu lên như một bản nhạc làm rộn rã cả khu vườn. Tiếng gió rì rào trong vòm lá vải thiều xanh bóng. Những quả vải thơm ngọt với những trái chín đỏ tươi. Tiếng tu hú chốc chốc lại vang lên "tu hú". Tiếng tu hú kêu tức là lúc báo hiệu mùa quả chín. Những trái đu đủ vàng đậm, thơm lừng, nhìn trông thật thích mắt. Còn cây mít thì đứng sừng sững, thân cao, tán lá rộng.

Ở góc cuối vườn, khung cảnh thật thoáng đãng. Nhìn kìa, cây nhãn bây giờ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nhãn nhỏ xíu, màu vàng, hương thơm ngọt ngào, dễ chịu. Có lẽ, tôi thích nhất là cây xoài. Hàng chục gốc xoài cát đã chín, chỉ chờ dịp thu hoạch. Những quả xoài chín mọng, mùi thơm hấp dẫn, khó quên, lúc lỉu trên cây.

Những chú ong mật chuyên cần, siêng năng đánh lộn nhau để hút mật. Đàn bướm hiền lành, bỏ chỗ bay lao xao, đôi cánh mỏng, phô ra đủ sắc màu sặc sỡ. Hoa lan nở trắng xóa, thơm đậm. Hoa móng rồng bụ bẫm, mùi hương thoảng qua trong gió, lan ra khắp vườn. Cả hương bưởi dịu nhẹ trong những vòm lá xanh non. Không khí buổi sáng trong vắt, thơm ngát mùi cỏ dịu nhẹ, mùi trái chín nồng nàn và cả mùi của những bông hoa thấm đậm vào sâu trong từng mạch đất.

Dưới gốc cây, mẹ con nhà chị gà đang bắt mồi. Những cái mỏ nhọn hoắt, cứ quặp xuống đất để kiếm mồi ngon. Mấy chú gà con tinh nghịch, chạy lon ton chơi. Bỗng một tên quạ bay vút đến, định bắt những chú gà con thì một đàn chim chèo bẻo lao ra như mũi tên. Cuộc chiến bắt đầu. Chèo bẻo thường trị tội những kẻ ác. Chèo bẻo vây tứ phía, đánh quạ túi bụi. Đàn gà con sợ hãi, rúc vào nách mẹ, thò chiếc đầu nhỏ và đôi mắt tròn xoe ra, mắt trước mắt sau nhìn xem có kẻ thù không. Khi thấy an toàn, nó mới ra ngoài.

Tiếng "gù gù" kêu thật khẽ. Đó là tiếng kêu của chú chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Những chú chim bồ câu trắng, bay đi bay lại quanh khu vườn. Cả tiếng chích chòe kêu lích rích thật dễ thương.

Buổi sáng trong khu vườn thật trong lành và dễ chịu. Tôi yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, yêu từng trái chín, yêu cả những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của những sinh vật nhỏ bé, dễ thương. Ngày ngày, tôi thường cùng bố chăm sóc cho khu vườn thêm xanh, sạch, đẹp. Khu vườn chính là nguồn vui của tuổi thơ tôi.

4 tháng 7 2018

Bài làm :

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thanh bình yên ả nên em sớm gắn bó với nhiều cảnh đẹp thơ mộng như dòng sông, con đò nhỏ, luỹ tre xanh, đồng lúa chín… Tôi là người rất yêu cây cối, cứ đi đến đâu, thấy vườn cây um tùm, xanh tốt là tôi thấy hân hoan trong người. Tôi yêu vườn cây vì nhà tôi cũng có một khu vườn nhỏ, khu vườn đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm, giúp tôi khôn lớn trưởng thành

Khu vườn nhà em thật là đẹp. Tuy không rộng lắm nhưng được trồng đủ các loại cây nào hoa, cây cảnh, rau xanh và biết bao loài cây ăn trái. Ông mặt trời đã từ từ nhô lên, vén bức màn mây toả muôn vàn ánh hào quang xuống vạn vật, ánh hồng của buổi ban mai chen vào từng cành cây, kẽ lá làm cho khu vườn trở nên đẹp một cách kì diệu. Dường như nắng cũng muốn làm nhẹ lòng con người nên không hề gay gắt, nóng nảy mà ấm áp, nhẹ nhàng. Dấu hiệu của một ngày bình yên đẹp đẽ!

Ngay sát phía đầu sân là mấy chậu cây cảnh được cắt tỉa khéo léo, trông thật đẹp mắt. Tiếp đến là những luống hoa đủ màu đua nhau khoe sắc, toả hương. Đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở, trên cánh hoa còn vương lại những hạt sương long lanh bé xíu như những hạt ngọc. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên bập bùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt . Hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.Mới sớm tinh mơ mà bao nhiêu là bướm, ong mật, ong vò vẽ…đã tụ tập về đây hút mật, đuổi nhau. Những chị bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao tìm một nơi yên bình khác.

Bên kia những luống hoa là những luống rau xanh mơn mởn. Rau muống ngọn đều tăm tắp, rau đay mỡ màng, rau mồng tơi xanh non mềm mại, tất cả như  đang tràn trề sức sống mãnh liệt. Sau những luống rau là vườn cây ăn quả. Đây là cây khế mà tuổi em cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông nội em trồng khi em chào đời. Ngắm nhìn cây,  lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cành líu ríu em nhớ ông nội quá. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Mặt trời đã lên cao ánh nắng lan toả khắp không gian, gió vẫn thổi nhè nhẹ, cây lá lao xao. Từng đàn chim kéo nhau về khu vườn chuyền cành, tìm mồi hót râm ran. Những cây bưởi nghiêm trang tư lự bế  lũ con đầu tròn trọc lóc. Ông Mít có tuổi năm nay vẫn cho bao nhiêu là quả. Mùi mít chín thơm lừng lan khắp vườn. Dạo bước trong khu vườn ngước mắt lên ngọn dừa nghe đôi chim gáy đang gù mới ngọt ngào tình tứ làm sao. Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh. Nắng vàng như rót mật xuống vườn, Những chiếc lá lao xao thì thầm mãi không thôi. Tất cả đã tạo nên một âm thanh "Lao Xao" của khu vườn nhà em.

          Khu vườn nhà em thật sự cuốn hút và ghi lại bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Khu vườn đã che mát cho chúng tôi vào ngày hè nóng bức, cung cấp những trái quả thơm ngon cho chúng tôi thưởng thức và nó còn chia sẻ những lúc vui buồn cùng tôi. Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm. Sau này dù có đi  đâu xa em sẽ luôn nhớ về quê hương nơi  ấy có khu vườn lưu giữ kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu của em.