K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2 điểm)        Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá trên phương diện nội dung giữa đoạn trích ở phần Đọc hiểu với trích đoạn dưới đây:          Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn, đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

       Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá trên phương diện nội dung giữa đoạn trích ở phần Đọc hiểu với trích đoạn dưới đây: 

        Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn, đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có... Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt.

(Đặng Thùy Trâm, Nhật kí Đặng Thùy Trâm)

Câu 2. (4 điểm)

       "Hội chứng Ếch luộc" là một cụm từ được dùng để chỉ sự chìm đắm trong cuộc sống ổn định qua ngày, mải mê hưởng thụ sự an nhàn mà quên đi việc phát triển bản thân. Là một người trẻ, anh/chị sẽ lựa chọn lối sống an nhàn, ổn định hay luôn sẵn sàng thay đổi môi trường sống để phát triển bản thân?

       Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên. 

1
12 tháng 11

Câu 1: So sánh, đánh giá nội dung giữa hai đoạn trích

Đoạn trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm thể hiện nỗi buồn và sự tiếc nuối của người trẻ thời chiến khi tuổi thanh xuân không thể trọn vẹn do phải hy sinh vì đất nước. Họ gạt bỏ ước mơ cá nhân để cống hiến cho lý tưởng độc lập và tự do, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần trách nhiệm lớn lao.

So với đoạn trích ở phần Đọc hiểu, cả hai đều đề cao sự hy sinh của tuổi trẻ. Tuy nhiên, Nhật ký Đặng Thùy Trâm nhấn mạnh sự mất mát và ý thức về trách nhiệm thời đại, từ đó tôn vinh tinh thần quả cảm và sự dấn thân của thế hệ trẻ.

Câu 2: Nghị luận về lối sống an nhàn hay sẵn sàng thay đổi để phát triển bản thân

Trong cuộc sống hiện đại, việc chọn lối sống an nhàn hay không ngừng phát triển là một quyết định quan trọng. Lối sống an nhàn có thể mang đến sự ổn định, nhưng cũng dễ dẫn đến trì trệ, giống như “Hội chứng Ếch luộc,” khi người ta mải mê với sự thoải mái mà quên đi phát triển bản thân.

Ngược lại, sẵn sàng thay đổi để phát triển bản thân giúp người trẻ học hỏi, mở rộng tầm nhìn và khám phá tiềm năng. Tuy rằng phải đối mặt với nhiều thử thách, nhưng chính những trải nghiệm này sẽ giúp ta trưởng thành và thích nghi trong một thế giới không ngừng biến động. Người trẻ nên lựa chọn sống không ngừng phát triển để thực sự sống trọn vẹn, có ý nghĩa và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

26 tháng 4 2022

viết cả 3 ạ???

26 tháng 4 2022

viết kết hợp vô luôn mà?

 

1 tháng 3 2019

"văn biểu cảm" là văn nói lên tình cảm, cảm xúc những rung động của tâm hồn của người viết đối với một sự kiện, một miền quê, một con đường, một loài cây hay một vườn hoa,... (theo chủ đề, đề tài). Văn biểu cảm có thể viết dưới dạng ký, truyện ngắn, tản văn,.v.v...(thể loại) 
Cảm xúc là của bạn, tưởng tượng là của bạn, cách hành văn là của bạn. Còn cách sắp xếp mở bài, thân bài, kết bài thì bạn hãy nhớ lại những bài giảng, hướng dẫn làm văn của thầy, cô,... 
Để làm văn hay, bạn hãy đọc thêm nhiều sách báo văn học, ghi chép lại những câu văn, câu thơ hay. Hạn chế đọc những truyện tranh Đô rê môn, Co nan, ... vì những câu văn què quặt, lời thoại cộc lốc,... Nên đọc những truyện cổ Grim, truyện Andersen, ... được các dịch giả nổi tiếng biên dịch sẽ có ích cho tâm hồn và cách hành băn của bạn,. 

''văn tự sự''..Lối văn thiên về suy tư, đặc biệt suy tư trước những hoàn cảnh bế tắc, càng ít chú ý đến hành động vì làm được gì, hay làm gì được, làm để làm gì, cho ai, đều không có trả lời, giải đáp, rút cục dễ đưa đến những thái độ yếm thế thoát ly, lẩn tránh hành động hoặc hành lạc

7 tháng 10 2021

*Tham khảo :

Như chúng ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi. Tuổi trẻ của chúng ta đương nhiên là cần phải có lối sống khác biệt .Thực ra cái khác ở đây không phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại . Khi đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,không phải đi vòng quanh thế giới thì ít nhất ta cũng phải đi một nước nào đó chẳng hạn. Mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó. Trong đó tuổi trẻ là độ tuổi thú vị nhất,chúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta không thể nghĩ đến.Trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra được không thôi.

22 tháng 4 2021

Mn giúp e vs😘

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…