trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến và mqh giữa lãnh chúa và nông nô trg xã hội phong kiến ở tây âu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tự cung tự cấp: Lãnh địa phong kiến thường tự sản xuất và tiêu thụ phần lớn các sản phẩm nông nghiệp và thủ công cần thiết cho đời sống. Giao thương với bên ngoài khá hạn chế.
- Cấu trúc khép kín: Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế độc lập và có hệ thống phòng thủ riêng, giúp bảo vệ cư dân khỏi chiến tranh và các cuộc tấn công.
- Quyền lực tuyệt đối của lãnh chúa: Lãnh chúa nắm toàn bộ quyền lực trong lãnh địa của mình. Họ có quyền quyết định về mọi mặt của đời sống trên lãnh địa, từ sản xuất đến quản lý nhân lực.
- Khu vực phân chia: Trong lãnh địa, đất đai thường được phân chia thành các khu vực sản xuất khác nhau: một phần cho lãnh chúa sử dụng, phần còn lại cho nông nô canh tác.
- Phụ thuộc và bóc lột: Nông nô là người làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa và không có quyền tự do như người dân thành thị. Họ phải làm việc trên đất của lãnh chúa và nộp thuế bằng sản phẩm hoặc lao động để được bảo vệ.
- Nghĩa vụ và bảo vệ: Nông nô phải thực hiện nghĩa vụ lao động không chỉ trên ruộng đất của mình mà còn cả ruộng của lãnh chúa. Đổi lại, lãnh chúa có trách nhiệm bảo vệ nông nô trong lãnh địa, đặc biệt là khi có xung đột hoặc tấn công từ bên ngoài.
- Sự bất bình đẳng về quyền lợi: Lãnh chúa và nông nô có quyền lợi và địa vị xã hội rất khác biệt. Lãnh chúa có quyền sở hữu và kiểm soát tài sản, trong khi nông nô chỉ được sử dụng đất nhưng không có quyền sở hữu đất đai.
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.
+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.
+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác.
+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.
=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.
Tham khảo
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
+ Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con” .
-Lãnh chúa phong kiến chính là những ông vua không cần phải làm việc, họ sống nhàn rồi và đầy đủ về mọi mặt.
-Nông nô: rất khốn khổ,làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ đói kém, bệnh tật, đòn roi của lãnh chúa phong kiến.
Tham khảo:
Đặc điểm:
- Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
- Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con” .
Nhận xét:
-Lãnh chúa phong kiến chính là những ông vua không cần phải làm việc, họ sống nhàn rồi và đầy đủ về mọi mặt.
-Nông nô: rất khốn khổ,làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ đói kém, bệnh tật, đòn roi của lãnh chúa phong kiến.
1/ Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
A.Tầng lớp quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D.Địa chủ và nông dân.
2/ Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự.
1/ Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
A.Tầng lớp quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D.Địa chủ và nông dân.
2/ Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự.
1/ Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
A.Tầng lớp quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D.Địa chủ và nông dân.
2/ Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự.
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
A. địa chủ và nông dân.
B. tư sản và vô sản.
C. chủ nô và nô lệ.
D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 2. Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại hệ quả tiêu cực nào?
A. Mở ra con đường mới.
B. Thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở châu Âu phát triển.
D. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc thuộc địa.
Câu 3. Đất nước nào là khởi nguồn của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. I - ta - li - a.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 4. Phong trào Cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki - tô?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki - tô.
B. Dẫn tới sự phân hóa hai giáo phái Cựu giáo và Tân giáo.
C. Làm củng cố nền thống trị của đạo Ki - tô đối với xã hội.
D. Không có tác động đến đạo Ki - tô.
Câu 5. Tôn giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước Trung Quốc thời phong kiến là
A. Nho giáo.
B. Đạo giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 6. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất dưới triều đại nào?
A. Tống.
B. Đường.
C. Minh.
D. Thanh.
Câu 7. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào?
A. Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tống, Nguyên, Minh, Thanh
C. Đường, Ngũ Đại, Tống, Nguyên, Minh,
Thanh
D. Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Câu 8. Trung Quốc bị người ngoại bang đô hộ dưới triều đại nào?
A. Nguyên, Minh
B. Minh, Thanh
C. Thanh, Tống
D. Nguyên, Thanh
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.
- Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.
- Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.