K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Mỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca.

 

Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.

 

Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.

 

Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ

 

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc…

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới…

 

Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, Mùa thu của em được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.

 

Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.

 

Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.

 

Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.

 

Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.

 

Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.

 

Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.

 

Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.

6 tháng 11 2024

Sau khi đọc bài thơ "Hoa Cúc và Mùa Thu," mình như được hòa mình vào một bức tranh yên bình và dịu dàng của mùa thu. Những câu thơ tả về hoa cúc – loài hoa nở rộ khi thu về – mang đến cho mình cảm giác ấm áp giữa không khí se lạnh. Hoa cúc không rực rỡ như các loài hoa khác, nhưng chính sắc vàng nhẹ nhàng và hương thơm dịu mát của nó làm cho mùa thu trở nên đặc biệt và sâu lắng. Qua từng câu chữ, mình có thể cảm nhận được sự tinh tế và nhẹ nhàng của thiên nhiên, cùng cảm giác bâng khuâng, man mác khi nhớ về những ngày thu xưa.Bài thơ như một lời nhắc nhở về giá trị của sự giản dị, mang đến cho mình cảm giác thanh thản, bình yên mà hiếm khi có được giữa cuộc sống bận rộn. Đọc xong, mình không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc mà còn thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, như được giải thoát khỏi những lo toan. Mình thêm yêu mùa thu, yêu những điều đơn sơ, nhỏ bé nhưng thật quý giá trong cuộc sống. Hoa cúc trở thành biểu tượng của sự thanh thoát, kiên nhẫn, giống như tinh thần của mùa thu – dịu dàng mà vững vàng, khiến lòng người rung động trong cảm giác êm đềm và hoài niệm.

2 tháng 7 2023

- Hình ảnh so sánh: "Lá vàng hoa cúc 

                                 Như nghìn con mắt"

- Tác dụng: Gợi cho cảnh mùa thu thêm thật dịu dàng và tinh khiết, đồng thời làm nổi bật từng sự vật trong đoạn thơ sinh động khiến người đọc phải nao lòng trước cảnh đẹp ấy.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc  câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc(đúng ko nhỉ!!)
20 tháng 11 2021

TK

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?
 

=> Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trảlời các câu hỏi bên dưới:(1)Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nởbung hai bên đường. (2)Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. (3)Thảm cỏmay thì tím biếc nôn nao. (4)Hoa cỏmay quấnquýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. (5)Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏxinh tìm sâu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trảlời các câu hỏi bên dưới:(1)Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nởbung hai bên đường. (2)Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. (3)Thảm cỏmay thì tím biếc nôn nao. (4)Hoa cỏmay quấnquýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. (5)Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏxinh tìm sâu trong kẽlá cũng lích rích hót theo. (6)Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vởmới, bừng sáng lung linh những ước mơ.a.Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.b.Xác định phó từtrong câu (1) và cho biết ý nghĩa của phó từvừa tìm được.c.Chỉra các biện pháp tu từđược sửdụng trong câu (2) và câu (4). Nêu tác dụng của biện pháp tu từđó.d.Tìm cáctừláy có trong đoạn văn trên.e.Xác định chủngữ, vịngữcủa câu (1) và nêu cấu tạo của vịngữtrong câu văn đó.f.Từđoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) tảlại vẻđẹp của một mùa mà em thích nhất. Trong đoạn văn có sửdụng một biện pháp tu từ(gạch chân và chú thích rõ ràng)-----------------------------------

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. 

- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước

6 tháng 1 2021

Các từ láy:dịu dàng, lung linh, nôn nao, quấn quýt, ngân nga, lích rích.

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

14 tháng 12 2023

Đoạn thơ "Em yêu màu vàng" thể hiện sự tình cảm và yêu thích của tác giả đối với màu vàng và những hình ảnh liên quan đến nó. Từng câu trong đoạn thơ mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp và tươi vui.

 

Câu đầu tiên "Em yêu màu vàng" đã khẳng định tình yêu của tác giả dành cho màu vàng. Màu vàng thường được liên kết với sự tươi vui, sự sáng sủa và sự ấm áp. Điều này cho thấy tác giả có một tình yêu sâu sắc và đặc biệt đối với màu sắc này.

 

Câu thứ hai "Lúa đồng chín rộ" mang đến hình ảnh của một cánh đồng lúa vàng chín rộ. Hình ảnh này không chỉ tạo ra một cảm giác thịnh vượng và mùa thu, mà còn thể hiện sự thành công và sự phát triển. Màu vàng của lúa chín rộ cũng tượng trưng cho sự giàu có và sự thịnh vượng.

 

Câu thứ ba "Hoa cúc mùa thu" đưa ra hình ảnh của những bông hoa cúc vàng trong mùa thu. Mùa thu thường được coi là một mùa của sự trầm mặc và sự chuyển đổi. Nhưng màu vàng của hoa cúc lại mang đến một cảm giác tươi vui và sự sống động. Hình ảnh này tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa mùa thu và màu vàng, tạo nên một cảm giác đặc biệt và đẹp đẽ.

 

Câu cuối cùng "Nắng trời rực rỡ" thể hiện sự sáng sủa và rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Màu vàng của nắng trời tạo ra một cảm giác ấm áp và tươi vui, đồng thời cũng tượng trưng cho sự hy vọng và niềm vui trong cuộc sống.

 

Tổng thể, đoạn thơ này mang đến một cảm xúc tích cực và yêu thích đối với màu vàng và những hình ảnh liên quan đến nó. Nó tạo ra một không gian tươi sáng và ấm áp trong tâm trí người đọc, và khơi gợi những cảm xúc tích cực và lạc quan.

14 tháng 12 2023

mik c.ơn nhìuuu ạ

 

2 tháng 12 2023

Đoạn thơ trong bài “Bức Tranh Quê” của nhà thơ Hà Thu đã đưa tôi trở về với quê hương một cách rất sâu lắng. Tôi cảm nhận được sự đẹp đẽ, thanh bình và yên tĩnh của quê hương qua những hình ảnh mộc mạc, giản dị mà tác giả đã tạo ra. Tôi cảm thấy những bông lúa, những cánh đồng bao la, những ngôi nhà tranh, những hàng tre xanh um tím, những con sông uốn quanh đều rất gần gũi và thân quen. Bài thơ đã giúp tôi nhớ lại những kí ức đẹp và tự hào về quê hương. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở một nơi đẹp như thế này.

16 tháng 12 2024

Bảo An Nguyễn phải trích dẫn chứng chứ

 

bạn nào trước mình k