K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Mỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca.

 

Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.

 

Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.

 

Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ

 

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc…

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới…

 

Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, Mùa thu của em được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.

 

Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.

 

Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.

 

Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.

 

Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.

 

Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.

 

Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.

 

Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.

6 tháng 11 2024

Sau khi đọc bài thơ "Hoa Cúc và Mùa Thu," mình như được hòa mình vào một bức tranh yên bình và dịu dàng của mùa thu. Những câu thơ tả về hoa cúc – loài hoa nở rộ khi thu về – mang đến cho mình cảm giác ấm áp giữa không khí se lạnh. Hoa cúc không rực rỡ như các loài hoa khác, nhưng chính sắc vàng nhẹ nhàng và hương thơm dịu mát của nó làm cho mùa thu trở nên đặc biệt và sâu lắng. Qua từng câu chữ, mình có thể cảm nhận được sự tinh tế và nhẹ nhàng của thiên nhiên, cùng cảm giác bâng khuâng, man mác khi nhớ về những ngày thu xưa.Bài thơ như một lời nhắc nhở về giá trị của sự giản dị, mang đến cho mình cảm giác thanh thản, bình yên mà hiếm khi có được giữa cuộc sống bận rộn. Đọc xong, mình không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc mà còn thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, như được giải thoát khỏi những lo toan. Mình thêm yêu mùa thu, yêu những điều đơn sơ, nhỏ bé nhưng thật quý giá trong cuộc sống. Hoa cúc trở thành biểu tượng của sự thanh thoát, kiên nhẫn, giống như tinh thần của mùa thu – dịu dàng mà vững vàng, khiến lòng người rung động trong cảm giác êm đềm và hoài niệm.

Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.

16 tháng 11 2023

Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.

 

22 tháng 3 2023

Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.

Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
         
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. 

Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .

Chúc bạn họi tốt !

14 tháng 10 2024

Ngu

 

19 tháng 3 2024

bài thơ trên thuộc thể thơ gì ?

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

15 tháng 10 2023

Bài thơ " Hương nhãn" của Trần Đăng Khoa với những câu thơ đơn giản, nhẹ nhàng. Nó như một câu chuyện kể về mùa nhãn chín. Hàng năm cứ đến mùa nhãn chín thì sẽ có người anh về thăm nhà và trèo lên để vặt nhãn. Năm nay nhãn lại chín rồi nhưng không thấy người anh về thăm nữa. Cây nhãn đó là vượt qua khó khăn, khi bom giội nhưng nhãn vẫn chín rộ. Hương nhãn bay phảng phất bên bàn học làm người em nhớ đến anh trai đang còn chiến đấu nơi xa. Không chỉ người em mà mẹ cũng luôn thao thức để chờ anh về, mong ngóng anh.

14 tháng 10 2024

Ngu

 

 

2 tháng 11 2023

                                                                                                                                                                                                              

 

TK:

Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương - hai tiếng thân thương, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã được đề tài quê hương vào tác phẩm của mình. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dong sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh quen thuộc. Quê hương là nơi với cảnh đồng xanh tươi, với đàn cò trắng bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn mỗi chúng ta. Tiếng ru ầu ơi đi ta vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa đọng trên áo. Đó là những hình ảnh tuổi thơ luôn đẹp mãi trong lòng chúng ta.